Đối với người mắc bệnh tiểu đường, Insulin chính là một trong những liều thuốc đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị căn bệnh mạn tính này. Vậy Insulin là gì? Insulin có mối liên hệ như thế nào với người bệnh đái tháo đường? Cùng Diasomalt tìm hiểu ngay dưới đây!
1. Tìm hiểu về Insulin
1.1 Insulin là gì?
Insulin là một hormone nội tiết do tế bào beta của tuyến tụy tiết ra, có vai trò duy trì mức đường huyết luôn trong phạm vi bình thường. Nhiệm vụ chính của Insulin đó là chuyển glucose từ máu vào khắp các tế bào trong cơ thể để tạo ra năng lượng. Đồng thời, Insulin cũng là tác nhân duy nhất bên trong cơ thể có khả năng làm giảm nồng độ glucose trong máu.
Xem thêm:
- Chế độ tập luyện cho người tiểu đường thế nào là phù hợp?
- Cách hạ đường huyết cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
1.2. Tác dụng của Insulin đối với sức khỏe con người
Như đã nói ở trên, Insulin là hormon duy nhất trong cơ thể con người có khả năng làm giảm nồng độ glucose trong máu. Để có thể đạt được hiệu quả này, Insulin cần làm tốt nhiệm vụ của mình trong các quá trình chuyển hóa trong cơ thể như: chuyển hóa tinh bột, chất béo và chất đạm.
1.2.1 Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa tinh bột (glucid)
Insulin có tác dụng tích cực lên quá trình chuyển hóa glucid, nó làm tăng lượng dự trữ glycogen và làm thoái hóa glucose ở cơ. Sau mỗi bữa ăn, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, điều này kích thích tiết Insulin và giúp tăng khả năng vận chuyển glucose vào tế bào. Nếu cơ không hoạt động, glucose sẽ được chuyển sang dạng dự trữ là glycogen.
Trường hợp glucose trong máu tăng cao mà không được vận chuyển đến các tế bào sẽ dẫn đến tình trạng tăng áp lực thẩm thấu máu. Điều này rất nguy hiểm bởi nó có thể sẽ dẫn đến hôn mê và tử vong. Ngoài ra, khi không có hoặc không đủ Insulin, tế bào sẽ không có glucose để chuyển hóa thành năng lượng khiến cơ thể mệt mỏi. Đồng thời, quá trình chuyển hóa trong tế bào sẽ đi theo con đường chuyển hóa lactic, điều này có thể gây toan máu khiến các chức năng cơ thể bị rối loạn.
Ngoài ra, một trong những tác dụng quan trọng nhất của Insulin lên chuyển hóa tinh bột đó là giúp vận chuyển phần lớn glucose ở gan thành dạng glycogen để dự trữ. Trường hợp glucose trong máu bị giảm, Insulin bị ức chế thì lúc này glycogen phát huy tác dụng. Glycogen sẽ phân ly để giải phóng thành glucose vào máu. Bên cạnh đó, Insulin còn có thể ức chế quá trình tạo glucose từ việc sử dụng axit amin trong cơ thể.
1.2.2 Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa chất béo (lipid)
Insulin có khả năng làm tăng tổng hợp axit béo từ glucid và vận chuyển chúng tới các mô mỡ. Trường hợp cơ thể bị thiếu Insulin sẽ dẫn đến tăng glycerol và axit béo trong máu hay còn gọi là tăng mỡ máu. Lúc này, nồng độ lipid (mỡ máu) trong máu tăng sẽ dẫn đến nguy cơ gây xơ vữa động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.
1.2.3. Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa chất đạm (protein)
Insulin giúp tăng tổng hợp và dự trữ protein ở hầu khắp các tế bào của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu Insulin sẽ khiến sự phân giải protein tăng, làm giảm protein ở các mô gây ra tình trạng cơ thể suy nhược, gầy sút. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc người đái tháo đường luôn có biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều nhưng lại gầy và sút cân nhanh.
2. Mối liên hệ giữa Insulin với bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường xuất hiện là hậu quả của việc cơ thể không còn khả năng sử dụng Insulin một cách hợp lý hoặc không sản xuất đủ lượng cần thiết. Dưới đây là mối liên hệ giữa Insulin và các thể bệnh tiểu đường.
2.1. Insulin với tiểu đường tuýp 1
Đái tháo đường tuýp 1 là bệnh lý tự miễn do các tế bào của tuyến tụy bị phá hủy dẫn tới hiện tượng ngừng sản xuất Insulin hoặc sản xuất không đủ liều lượng cần thiết. Những người mắc tiểu đường tuýp 1 cần tiêm Insulin theo chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh, thậm chí là suốt đời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tiểu đường tuýp 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phần lớn xảy ra ở trẻ em và những người có độ tuổi dưới 30.
2.2. Insulin với tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 đặc trưng bởi cơ thể không đáp ứng hiệu quả với Insulin, hay còn gọi là kháng Insulin. Trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất nhiều Insulin hơn bình thường. Tình trạng này kéo dài cho đến khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể, dẫn đến khả năng hấp thụ glucose từ máu cho cơ thể giảm. Từ đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao và gây hại cho cơ thể. Thậm chí, điều này có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh tim, giảm thị lực và bệnh thận.
Tùy thuộc vào mức độ kháng Insulin, người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể tiêm Insulin hoặc gia tăng các sản phẩm tăng độ nhạy cảm của Insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Người tiểu đường tuýp 2 có thể bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng có tác động tốt lên thụ thể Insulin kết hợp duy trì chế độ ăn uống cân bằng. Người bệnh có thể tham khảo thực phẩm dinh dưỡng chuyên biệt Diasomalt dành riêng cho người tiểu đường.
Lý do Diasomalt được người tiểu đường tin tưởng sử dụng chính là nhờ khả năng tác động tích cực lên sự nhạy cảm của thụ thể Insulin. Ứng dụng công nghệ cải tiến Crominex 3+ được chuyển giao từ Hoa Kỳ kết hợp hoạt chất D-chiro-Inositol giúp cải thiện khả năng truyền tín hiệu của Insulin, thực hiện được chức năng chuyển hóa đường và chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, Diasomalt còn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng với 24 loại vitamin, khoáng chất và hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho người đái tháo đường.
2.3. Insulin với tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra ở khoảng 5 – 10% phụ nữ mang thai và thường biến mất sau khi sinh. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được quản lý bằng cách theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên, gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn kế hoạch ăn uống lành mạnh. Một số phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có thể cần tiêm Insulin trong thời gian mang thai để giúp kiểm soát lượng đường trong máu cho đến khi em bé chào đời.
3. Insulin được ứng dụng trong việc điều trị đái tháo đường
Người bị tiểu đường tuýp 1 bắt buộc phải áp dụng phương pháp tiêm Insulin để điều trị bệnh. Khi lượng Insulin được bổ sung đầy đủ thì người đái tháo đường tuýp 1 hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh, lạc quan.
Còn đối với người tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ cần duy trì chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý để kiểm soát bệnh. Việc tiêm Insulin cần tuân theo chỉ định và chẩn đoán tình trạng bệnh từ bác sĩ, không tự ý bổ sung Insulin.
Hiện nay có 4 loại Insulin phổ biến bao gồm:
– Insulin có tác dụng nhanh: loại này có tác dụng chỉ sau 5-15p sau khi tiêm
– Insulin có tác dụng trung bình: bắt đầu có tác dụng sau tiêm khoảng 1 – 2 giờ và thời gian phát huy kéo dài hơn so với Insulin tác dụng nhanh.
– Insulin có tác dụng chậm kéo dài: đây là loại Insulin có tác dụng kéo dài lên tới hơn 1 ngày sau khi tiêm.
– Insulin hỗn hợp: đây là loại kết hợp giữa Insulin tác dụng nhanh với các loại Insulin khác.
Như vậy, Insulin là một hormon có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo lời dặn và liều lượng chỉ định từ bác sĩ, không tự ý bổ sung Insulin vào cơ thể.