Đái tháo đường là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Đặc biệt, ở người cao tuổi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc kiểm soát chỉ số đường huyết ở người cao tuổi là hết sức cần thiết. Điều này giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó có những biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời.
1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi
Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh lý mãn tính, biểu hiện rõ ràng nhất đó là mức đường huyết cao. Nguyên nhân là do cơ thể không có khả năng sản xuất đủ Insulin hoặc kháng thể với Insulin hoặc cả hai. Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi.
Theo nhiều khảo sát, cứ 5-6 người trên 60 tuổi lại có 1 người bị chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường. Điều trị đái tháo đường ở người cao tuổi có phần khó khăn hơn so với các đối tượng khác bởi các bệnh nền đi kèm. Đa phần người cao tuổi bị tiểu đường thường đi kèm các bệnh khác như tim mạch, huyết áp, mỡ máu,…
2. Đặc điểm của bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi
Bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi thường khá khó khăn trong việc chẩn đoán. Nhiều nghiên cứu cho thấy ít nhất một nửa số người cao tuổi bị tiểu đường nhưng họ không biết mình mắc bệnh.
Một số đặc điểm chung của bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi, đôi khi những biểu hiện không được rõ rệt:
– Triệu chứng điển hình của đái tháo đường như đi tiểu nhiều, khát nước. Tuy nhiên, hiểu hiện này không rõ ràng ở người cao tuổi như ở đối tượng trẻ
– Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 2 như mệt mỏi, ngủ mê man và hay nhầm lẫn. Các triệu chứng này rất khó để chẩn đoán bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi bởi đó cũng là một phần của quá trình lão hoá thông thường
– Người cao tuổi thường mắc bệnh tiểu đường với các bệnh lý khác nhau như mạch, suy gan, giảm trí nhớ,…
– Nguy cơ xảy ra các biến chứng đái tháo đường về thần kinh, mạch máu,… có tỉ lệ cao hơn bình thường
– Việc điều chỉnh chế độ ăn, thói quen sinh hoạt lành mạnh ở người cao tuổi gặp nhiều khó khăn và trở ngại
– Tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh cao tuổi mà có chỉ số đường huyết ổn định phù hợp. Không có mức chỉ số đường huyết chung áp dụng cho tất cả người cao tuổi mắc đái tháo đường
3. Tìm hiểu 5 cách kiểm soát chỉ số đường huyết ở người cao tuổi
Người cao tuổi là đối tượng đặc biệt khi mắc tiểu đường, vì vậy người bệnh cần có những cách cụ thể để kiểm soát chỉ số đường huyết. Dưới đây là 5 cách giúp kiểm soát chỉ số đường huyết ở người cao tuổi để cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
3.1. Tự kiểm tra, theo dõi đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết cá nhân
Mỗi bệnh nhân tiểu đường nên có cho mình một chiếc máy đo đường huyết cá nhân, đặc biệt cần thiết đối với người cao tuổi. Tự theo dõi đường huyết tại nhà giúp người bệnh có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân đang dùng thuốc có khả năng gây hạ đường huyết mà người bệnh không chú ý. Vì vậy, cần kiểm tra lượng đường trong máu trước mỗi bữa ăn và sau khi đi ngủ ở người cao tuổi.
3.2. Đo chỉ số xét nghiệm đường huyết (HbA1c) định kỳ 3 tháng 1 lần
Việc đo chỉ số xét nghiệm đường huyết định kỳ ở người cao tuổi bị tiểu đường là rất quan trọng. Theo khuyến cáo, người bệnh nên đo chỉ số HbA1c định kỳ 3 tháng 1 lần trong trường hợp đường huyết chưa ổn định. Trường hợp đã đạt mục tiêu đường huyết ổn định thì có thể duy trì đo 6 tháng một lần.
3.3. Chủ động theo dõi sự thay đổi cơ thể khi dùng thuốc hạ đường huyết hoặc Insulin
Sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết hoặc Insulin sẽ có những lúc gây ra vấn đề hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Vì vậy, tất cả bệnh nhân dùng thuốc này cần phải được hướng dẫn để tự phát hiện và xử lý. Cách tốt nhất đó là thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết tại nhà.
3.4. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Điều chỉnh và tiết chế ăn uống đối với bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi rất có lợi. Tuy nhiên, việc duy trì chế độ ăn chặt chẽ sẽ là một thách thức đối với những người cao tuổi. Lý do là bởi các bệnh về đường tiêu hóa thường khiến họ có nguy cơ suy dinh dưỡng.
Người cao tuổi thường gặp những vấn đề liên quan đến ăn uống như khó nuốt, chán ăn, khó tiêu,…Vì vậy, người lớn tuổi cần có liệu pháp dinh dưỡng bổ sung trong quá trình điều trị tiểu đường. Một số gợi ý tối ưu như các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt, protein hoặc chất tăng calo lỏng để duy trì cân nặng,…
Người bệnh có thể tham khảo sản phẩm dinh dưỡng Diasomalt dành riêng cho người đái tháo đường. Diasomalt sở hữu đầy đủ những dưỡng chất cần thiết và quý giá với thành phần sữa non nhập khẩu từ Hoa Kỳ, chất xơ hoà tan Inulin, Canxi, D3 cùng hệ thống 24 vitamin và khoáng chất. Sản phẩm cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho người tiểu đường, đặc biệt phù hợp với người cao tuổi. Ngoài ra, Diasomalt chứa công nghệ mới Crominex 3+ cùng D-chiro-Inositol giúp kiểm lượng đường huyết hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.
3.5. Uống thuốc theo đúng chỉ định và dặn dò của bác sĩ
Thuốc dùng cho bệnh tiểu đường ở người cao tuổi với mục đích kiểm soát lượng đường trong máu, có thể tương tác với các loại thuốc khác. Vì vậy, bác sĩ sẽ là người giúp bệnh nhân cân bằng giữa hiệu quả dùng thuốc, nguy cơ hạ đường huyết do dùng thuốc và tương tác thuốc. Người bệnh cần nghiêm túc tuân theo chỉ định và dặn dò của bác sĩ để cải thiện bệnh.
Trên đây là các thông tin khoa học về cách kiểm soát chỉ số đường huyết ở người cao tuổi. Hy vọng sẽ góp phần hữu ích vào quá trình kiểm soát và hạn chế những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.