Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát được lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng, tránh yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao. Vậy đâu là một chế độ ăn uống phù hợp cho người tiểu đường? Cùng Diasomalt tìm hiểu về nguyên tắc cũng như giải pháp dinh dưỡng để người tiểu đường có thể kiểm soát tối đa bệnh.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng của người đái tháo đường
Theo “Hướng dẫn điều trị bệnh đái tháo đường mới nhất” của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) và Hiệp hội Đái tháo đường Châu Âu (EASD) vào tháng 6/2019 đã khẳng định: Hoạt động thể lực và nguyên tắc dinh dưỡng là nền tảng cơ bản trong điều trị đái tháo đường. Việc điều trị ở người tiểu đường cần được bắt đầu bằng chỉ định về điều chỉnh nguyên tắc dinh dưỡng.
Nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường gồm:
– Bổ sung đủ nước cho cơ thể, khuyến cáo lượng nước nạp vào khoảng từ 40ml/kg cân nặng mỗi ngày.
– Ăn uống điều độ, đúng giờ, không được để cơ thể trong tình trạng quá đói hoặc quá no. Hạn chế tinh bột (carbohydrate) trong bữa ăn.
-.Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ít nhất là 4 bữa. Khuyến khích ăn bữa phụ buổi tối để tránh tình trạng hạ đường huyết ban đêm.
– Không nên ăn uống quá kiêng khem, cần bổ sung các chất dinh dưỡng vừa đủ để đảm bảo năng lượng cho cơ thể.
– Hạn chế các thực phẩm chứa đường đơn như bánh, kẹo, nước ngọt để tránh đường huyết tăng cao sau ăn.
– Sử dụng lượng chất béo vừa phải, ưu tiên acid béo không bão hòa từ các nguồn thực phẩm cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu đậu nành, dầu đậu phộng,…
2. Người tiểu đường nên ăn nhóm thực phẩm nào?
Mỗi loại thực phẩm sẽ chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau và không một nhóm thực phẩm nào có đầy đủ tất cả các chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, người bệnh không nên ăn một loại thực phẩm duy nhất mà cần kết hợp nhiều nhóm để có một bữa ăn hoàn chỉnh, đầy đủ dưỡng chất. Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm cần có trong bữa ăn hàng ngày:
2.1. Nhóm ngũ cốc, khoai củ và các loại đường bột
Nhóm thực phẩm này chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể, chứa rất ít thậm chí không có các loại vitamin C, A, D và chất béo. Người đái tháo đường chỉ nên bổ sung các thực phẩm chứa lượng tinh bột vừa đủ trong bữa ăn. Các thực phẩm nhóm đường bột người bệnh tiểu đường nên ăn như: gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, khoai lang,…
Một số loại củ chứa nhiều tinh bột như khoai tây, sắn, bánh mỳ, bánh gạo,… có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh. Nếu muốn ăn chúng, người bệnh cần cắt giảm các thực phẩm cung cấp tinh bột khác để tránh gặp những biến chứng tiểu đường.
2.2. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm và vitamin
Những loại thực phẩm trong nhóm này gồm có: thịt, cá, trứng, sữa,… cung cấp một lượng lớn chất đạm, photpho, sắt và vitamin đảm bảo năng lượng cho cơ thể. Người tiểu đường không cần kiêng quá mức các thực phẩm giàu đạm nếu cân nặng vẫn ở mức bình thường. Đối với bệnh nhân tiểu đường béo phì, thừa cân cần chọn phần thịt nạc, thịt gà bỏ phần da. Tăng cường bổ sung các loại đạm thực vật từ đậu phụ, sữa đậu nành không đường,…
2.3. Nhóm rau củ quả giàu chất xơ và chất chống oxy hóa
Đây là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của người đái tháo đường bởi công dụng mà nó mang lại rất lớn đối với sức khỏe người bệnh. Các chất xơ, chất chống oxy hóa và chất khoáng có trong rau xanh, hoa quả không chỉ cung cấp năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể mà còn hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt, tránh tăng lượng đường trong máu đột ngột sau khi ăn.
Các loại rau củ nên được chế biến đơn giản như luộc, hấp hoặc làm salad. Một số loại rau củ được khuyến khích sử dụng cho người tiểu đường như: rau muống, mướp đắng, bí xanh, rau ngót, tảo biển,… giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường rất tốt.
2.4. Nhóm cung cấp chất béo
Tỷ lệ chất béo được khuyến cáo trong thực đơn hàng ngày của người đái tháo đường là khoảng 25% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Người bệnh đái tháo đường nên tăng cường ăn dầu thực vật như dầu đậu nành, vừng, dầu oliu vì chúng chứa nhiều axit béo không no rất tốt cho cơ thể. Hạn chế dùng mỡ động vật, bơ, óc, lòng, phủ tạng động vật, đồ hộp.
3. Người tiểu đường không nên ăn nhóm thực phẩm nào?
Bên cạnh những nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, người đái tháo đường cần hạn chế một số nhóm thực phẩm không tốt, gây mất kiểm soát lượng đường huyết. Một số nhóm thực phẩm người tiểu đường cần tránh như sau:
– Nhóm thực phẩm chứa nhiều muối: gồm có xúc xích, lạp xưởng, thịt khô, thức ăn đóng hộp, các loại thức ăn nhanh.
– Nhóm thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế và khả năng hấp thu nhanh như: bánh ngọt, kẹo, mứt, nước ngọt, trái cây sấy,…
– Các loại thức uống có chứa cồn như: bia, rượu, cocktail,…
Bên cạnh những nhóm thực phẩm này, người tiểu đường cũng nên giảm lượng muối được sử dụng để chế biến thức ăn hàng ngày cho phù hợp. Khuyến khích người bệnh chỉ nên dùng tối đa khoảng 2300mg/ngày.
4. Giải pháp dinh dưỡng Diasomalt giúp kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường
Thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày có lẽ là một trong những thử thách lớn nhất với người đái tháo đường. Thấu hiểu khó khăn đó cùng những nguyên tắc khắt khe về dinh dưỡng của người bệnh, Diasomalt đã mang đến giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
Diasomalt là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường với công nghệ tiên tiến Crominex 3+ được chuyển giao từ Hoa Kỳ, kết hợp hệ bột đường Isomalt hấp thu chậm cùng chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát đường huyết tốt, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
– Bên cạnh đó, sản phẩm có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan Inulin cao giúp tái tạo hệ vi khuẩn có lợi và nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
– Bổ sung đầy đủ 24 loại vitamin, khoáng chất, Diasomalt bù đắp dinh dưỡng thiếu hụt do chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt gây nên, giúp người bệnh tăng cường sức khỏe đề kháng, giảm tình trạng mệt mỏi.
– Ngoài ra, sự góp mặt của Canxi, Vitamin D3 giúp người bệnh cải thiện sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa loãng xương.
Sở hữu hệ 40 dưỡng chất thiết yếu cùng hương vị thơm ngon, dễ uống, Diasomalt là chính là một giải pháp dinh dưỡng toàn diện giúp người đái tháo đường không còn nỗi lo về kiểm soát đường huyết cũng như cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.