Các biến chứng tiểu đường nguy hiểm và cách phòng ngừa

Đánh giá bài viết

Bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt chỉ số đường huyết sẽ gây ra nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Bao gồm hạ đường huyết, tổn thương dây thần kinh, bệnh tim, các vấn đề về thị lực và thậm chí phải cắt cụt chi. Bài viết dưới đây Diasomalt sẽ cung cấp đến quý độc giả thông tin về những biến chứng nguy hiểm ở bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa.

1. Các biến chứng tiểu đường cực kỳ nguy hiểm ở người bệnh

Biến chứng tiểu đường xuất hiện phần lớn là do lượng đường trong máu tăng cao trong một thời gian dài. Điều này gây tổn thương mạch máu, ảnh hưởng đến chức năng của thần kinh, mắt, tim mạch,… Biến chứng tiểu đường được chia ra làm 2 nhóm chính: biến chứng mạch máu lớn (bệnh tim mạch) và biến chứng mạch máu nhỏ (biến chứng về mắt, thận, thần kinh).

Biến chứng tiểu đường
Tổng quan về biến chứng tiểu đường

1.1. Bệnh võng mạc đái tháo đường

Đây chính là biến chứng tiểu đường lên mắt và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa cho người lớn tuổi. Bệnh xuất hiện khi mạch máu nhỏ bị tổn thương, phình mao mạch võng mạc gây tăng sinh mạch máu và phù hoàng điểm. Ban đầu, người bệnh thường không có biểu hiện hay triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh phát triển rất nhanh sẽ nhanh chóng khiến người bệnh mờ khu trú, bong thủy tinh thể hoặc võng mạc. Từ đó, sẽ gây mất thị lực một phần hoặc toàn bộ ở người bệnh đái tháo đường.

Để có thể phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường, việc tầm soát và chẩn đoán bằng cách kiểm tra võng mạc thường niên là hết sức cần thiết. Bởi nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị thành công sẽ cao hơn và ngăn ngừa được tình trạng mất thị lực.

1.2. Bệnh thận đái tháo đường

Bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thận mãn tính. Bệnh xuất hiện khi màng đáy cầu thận dày lên, giãn nở trung bì và xơ cứng cầu thận. Những thay đổi này gây gia tăng áp lực cầu thận và suy giảm dần mức lọc cầu thận. Phần lớn các trường hợp bệnh đều không có triệu chứng cho đến khi phát triển hội chứng thận hư hoặc suy thận mạn. Nếu người bệnh có kèm biểu hiện tăng huyết áp hệ thống sẽ khiến bệnh phát triển nhanh hơn.  

1.3. Bệnh thần kinh đái tháo đường

Bệnh thần kinh đái tháo đường xuất hiện là hậu quả của việc thiếu máu cục bộ thần kinh do bệnh vi mạch. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng đường huyết lên tế bào thần kinh và những thay đổi chuyển hóa nội bào làm suy giảm chức năng thần kinh. Bệnh thần kinh đái tháo đường được chia ra thành nhiều dạng, bao gồm:

– Bệnh thần kinh ngoại biên: đây là bệnh thần kinh phổ biến nhất ở bệnh nhân tiểu đường, ảnh hưởng đến bàn chân và bàn tay. Người bệnh có biểu hiện như dị cảm, rối loạn vận động hoặc mất cảm giác không đau, rung động, cảm thụ hoặc nhiệt độ.

– Bệnh thần kinh tự chủ: đây cũng là một bệnh thần kinh thường gặp ở người tiểu đường. Bệnh này có thể gây ra hạ huyết áp thế đứng, nhịp tim nhanh khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khó nuốt, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, tiểu không tự chủ, bí tiểu, rối loạn cương dương.

– Bệnh đơn dây thần kinh: Bệnh xuất hiện khi tổn thương các dây thần kinh đơn lẻ, thường gặp ở tay, đầu, thân mình hoặc chân. Tổn thương chèn ép lên dây thần kinh gây hội chứng ống cổ tay khiến tay đau, tê, teo cơ bàn tay…

1.4. Biến chứng mạch máu lớn

Biến chứng mạch máu lớn gắn liền với xơ vữa động mạch lớn, đây là kết quả của quá trình tăng insulin máu, rối loạn lipid máu và tăng đường huyết kéo dài. Biểu hiện của biến chứng này gồm: đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại vi. Ngoài ra, xơ vữa động mạch còn góp phần gây rối loạn cương dương, loét chân.

Việc chẩn đoán biến chứng mạch máu lớn do tiểu đường được thực hiện bằng tiền sử bệnh và khám sức khỏe. 

1.5. Biến chứng bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim do đái tháo đường được cho là kết quả của nhiều yếu tố tạo thành. Bao gồm xơ vữa động mạch tâm mạc, tăng huyết áp và phì đại tâm thất trái, bệnh vi mạch, rối loạn chức năng nội mô, béo phì và rối loạn chuyển hóa. Người mắc biến chứng tiểu đường về cơ tim thường bị suy tim do suy giảm chức năng của thất trái. 

1.6. Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát kém có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Điều này xảy ra bởi tác động xấu của tình trạng tăng đường huyết lên chức năng của bạch cầu hạt và tế bào T. 

Ngoài sự gia tăng tổng thể nguy cơ về các bệnh truyền nhiễm, người tiểu đường còn tăng sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng nấm da niêm mạc. Điển hình như nấm Candida miệng và âm đạo. Hơn nữa, người tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng chân do vi khuẩn (bao gồm cả viêm tủy xương) rất nguy hiểm. Minh chứng khoa học cho thấy, việc tăng đường huyết chính là một yếu tố nguy cơ được xác định rõ ràng đối với nhiễm trùng vết mổ.

2. Cách phòng ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của các biến chứng tiểu đường

Từ những biến chứng tiểu đường nguy hiểm ở trên có thể thấy tầm quan trọng trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết ở người đái tháo đường. Để có thể phòng ngừa và đẩy lùi các biến chứng tiểu đường, người bệnh có thể thực hiện các việc sau:

– Nắm rõ các kiến thức liên quan về bệnh đái tháo đường từ các nguồn thông tin uy tín

– Thường xuyên tái khám, ít nhất 4 lần/năm và chủ động theo dõi đường huyết tại nhà

– Duy trì lối sống khoa học, thói quen ăn uống lành mạnh

– Không hút thuốc lá

– Ngăn ngừa các vấn đề về chân, người tiểu đường nên rửa chân hàng ngày bằng nước ấm, mang tất mềm, giày êm và không đi chân đất.

– Thư giãn, ngủ đủ giấc, kiểm soát cảm xúc tốt và chấp nhận sống chung một cách hòa bình với bệnh tiểu đường.

3. Diasomalt – Giải pháp dinh dưỡng giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường

Có thể thấy, phần lớn các bệnh nhân mắc phải biến chứng tiểu đường là do chỉ số đường huyết không được kiểm soát tốt. Đặc biệt là lượng đường trong máu luôn tăng cao trong một thời gian dài. Để có thể ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, ngoài những gợi ý phía trên, bạn có thể cân nhắc bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng được thiết kế dành riêng cho người đái tháo đường. Những sản phẩm chuyên biệt này đã được nghiên cứu và cân đo đong đếm cực kỳ tỉ mỉ về hàm lượng của từng dưỡng chất. Nhờ đó, các sản phẩm này sẽ mang lại cho người bệnh lợi ích kép khi vừa có thể kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, lại vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Hiện nay, có rất nhiều các sản phẩm dinh dưỡng dành cho người tiểu đường khác nhau và có thể mua hoàn toàn dễ dàng. Trong số đó, bạn có thể tham khảo Diasomalt – Giải pháp dinh dưỡng toàn vẹn được đông đảo người dùng tin chọn. Sản phẩm này đã được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.

Diasomalt - Sản phẩm dinh dưỡng ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

 

Diasomalt nằm trong số ít các sản phẩm sở hữu công nghệ Crominex 3+ chiết xuất me rừng cùng hàm lượng D-chiro-inositol lý tưởng giúp kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, sự góp mặt của đường tự nhiên Isomalt có năng lượng thấp, giải phóng chậm giúp lượng đường trong máu được duy trì ở mức ổn định. Từ đó, có thể ngăn ngừa và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *