Đái tháo đường là một bệnh lý rất phổ biến ở thế giới cũng như ở Việt Nam. Thông thường, người bị bệnh tiểu đường sẽ phải dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh thông qua những thói quen đơn giản hằng ngày. Dưới đây là 6 cách kiểm soát bệnh đái tháo đường không dùng thuốc vừa an toàn lại hiệu quả cho người bệnh.
1. Tổng quan về đái tháo đường
Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính vô cùng phổ biến hiện nay. Bệnh lý này được phân chia ra làm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có các hướng điều trị tương ứng. Với bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 chủ yếu điều trị theo hướng bổ sung Insulin. Còn bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 lại diễn biến trong thời gian dài, cần thay đổi lối sống và dinh dưỡng phù hợp để cân bằng lượng đường huyết.
Nếu người bệnh không phát hiện sớm và kiểm soát bệnh thì lượng đường trong máu luôn ở mức cao, dẫn đến nguy cơ các biến chứng về tim mạch, thần kinh,… Cùng Diasomalt tìm hiểu 6 cách kiểm soát bệnh đái tháo đường không dùng thuốc rất hữu ích và hiệu quả ngay dưới đây.
2. 6 cách kiểm soát bệnh đái tháo đường không dùng thuốc
Người bệnh tiểu đường muốn điều trị và kiểm soát lượng đường huyết thường phải dùng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần 100% phụ thuộc vào thuốc để cân bằng đường huyết vì vẫn có những cách tự nhiên vừa an toàn vừa hiệu quả.
2.1. Uống nhiều nước mỗi ngày
Người bị tiểu đường có lượng đường huyết cao, không thể chuyển hóa thành năng lượng dẫn đến quá trình đào thải nước tiểu gia tăng. Mục đích của việc nước tiểu gia tăng ở người bị tiểu đường là để đào thải lượng đường ra ngoài cơ thể. Khi lượng nước tiểu bài tiết ra tăng rất có thể gây ra mất nước đối với cơ thể.
Trung bình một người bình thường cần nạp khoảng 1,5-2,5 lít nước mỗi ngày để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường cần bổ sung nhiều hơn để có thể bù lại lượng nước đã mất. Việc bổ sung nhiều nước hàng ngày giúp người bệnh tăng lưu lượng máu, cải thiện tốc độ tuần hoàn máu ở các vùng ngoại vi. Ngoài ra, việc uống nhiều nước còn ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng tiểu đường.
Đây chính là một trong những cách đơn giản, hiệu quả nhất trong quá trình kiểm soát bệnh tiểu đường không dùng thuốc.
2.2. Bổ sung nhiều chất xơ
Việc bổ sung nhiều chất xơ cho bệnh nhân tiểu đường hết sức cần thiết, đặc biệt ưu tiên chọn chất xơ hoà tan (FOS) vừa giảm hấp thu glucose vào máu, vừa có lợi cho hệ tiêu hoá. Bổ sung nhiều chất xơ giúp lượng đường huyết ổn định nhờ tính no lâu, không tạo năng lượng. Từ đó giúp làm chậm hấp thu các chất bột đường, kích thích tiêu hoá các loại thực phẩm khác.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới, người bệnh tiểu đường nên bổ sung tối thiểu 25g chất xơ mỗi ngày. Điều này giúp Insulin hoạt động tốt hơn, lượng đường huyết không tăng nhanh sau khi dùng bữa. Các thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường phải kể đến như: ngũ cốc, rau xanh, ngũ cốc, trái cây ít ngọt (cam, ổi,…),…
2.3. Xây dựng, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường không dùng thuốc. Bởi mọi thực phẩm người bệnh ăn sẽ ảnh hưởng và quyết định trực tiếp đến lượng đường trong máu của cơ thể. Dưới đây là một số cách xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người tiểu đường bạn cần lưu ý:
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Có thể chia thành 5-6 lần trong ngày trong đó có 3 bữa chính, 2-3 bữa ăn nhẹ để có thể phân bổ hợp lý lượng calo, tránh việc ăn quá no.
– Tuân thủ thời gian ăn và duy trì đều đặn giữa các bữa, không bỏ bữa.
– Hạn chế các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như: bánh mì trắng, khoai tây, bí đỏ, đường kính, lòng đỏ trứng,… Thay bằng các thực phẩm có chỉ số GI thấp như: ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, đậu Hà Lan,…
– Bổ sung các loại rau quả tốt cho sức khỏe, giàu chất xơ, vitamin khoáng chất và ít carbohydrate. Chỉ sử dụng trái cây chín ươm, tránh các loại hoa quả chín mềm, độ ngọt cao như xoài, nhãn, sầu riêng,…
– Hạn chế dùng chất béo từ động vật, thay vào đó là sử dụng dầu thực vật, dầu olive, dầu đậu nành,… mang lại nhiều lợi ích cho hệ tim mạch.
– Không hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích; thậm chí bạn cần phải tránh xa những khu vực có người hút thuốc.
– Các bữa ăn phụ nên lựa chọn các loại hạt tốt cho sức khoẻ như hạt điều, hạt óc chó,… Tránh ăn các loại đồ ăn nhanh và thức uống có gas, lượng đường cao. Ngoài ra, bạn cần hạn chế rượu bia, sữa chế biến, bánh kẹo,…
Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người bệnh tiền tiểu đường. Trong số đó phải kể đến sản phẩm dinh dưỡng DIASOMALT đang là lựa chọn hàng đầu được đông đảo người tiêu dùng tin chọn.
Diasomalt mang đến cho người bệnh đái tháo đường bữa phụ tiện lợi, thơm ngon và đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Sản phẩm sở hữu hệ dưỡng chất đột phá kết hợp công nghệ Crominex 3+ tiên tiến. Diasomalt giúp người bệnh kiểm soát, ổn định chỉ số đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Ngoài ra, Diasomalt còn hỗ trợ tăng sức đề kháng, cải thiện tình trạng tiêu hoá, giúp xương chắc khỏe ở người bệnh tiểu đường. Chỉ với 1 ly sữa cho mỗi bữa ăn phụ, bạn đã có thể đáp ứng nhu đầy đủ cầu dinh dưỡng và đẩy lùi biến chứng tiểu đường.
2.4. Duy trì chế độ luyện tập, thể thao thường xuyên
Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ có lợi trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể. Việc rèn luyện thể lực, vận động cơ thể giúp gia tăng sức chịu đựng cho hệ tim mạch và góp phần điều hòa đường huyết.
Tuỳ vào điều kiện cơ thể mà bệnh nhân có thể chọn môn thể thao phù hợp để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bạn có thể lựa chọn các bộ môn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…Duy trì đều đặn, mỗi ngày 30 phút luyện tập sẽ giúp cơ thể tiêu thụ glucose dễ dàng hơn và giảm lượng đường trong máu.
2.5. Quản lý cảm xúc, kiểm soát căng thẳng
Việc quản lý cảm xúc cá nhân là một trong những cách rất tốt để có thể kiểm soát bệnh tiểu đường mà không cần dùng đến thuốc.
Khi người bệnh tiểu đường cảm thấy căng thẳng tâm lý, áp lực xung quanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường huyết trong cơ thể. Lúc này, cơ thể có xu hướng tăng tiết cortisol (một loại hormon đối kháng làm giảm sự nhạy cảm của Insulin khiến đường huyết tăng cao).
Stress, lo âu cũng khiến người bệnh có những hành vi không tốt cho sức khoẻ như: tìm đến rượu bia, thuốc lá hay ăn uống mất kiểm soát để giảm căng thẳng. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên biết cách cân bằng cuộc sống. Mỗi ngày dành ra khoảng 30 phút để thư giãn, vui chơi giải trí lành mạnh để cảm xúc luôn ổn định.
2.6. Liên tục theo dõi lượng đường huyết tại nhà
Tự theo dõi đường huyết định kỳ tại nhà là việc mà bất kỳ bệnh nhân tiểu đường nào cũng nên làm trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Khi nắm rõ các chỉ số đường huyết của bản thân, bạn có thể tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Hơn nữa, dựa trên kết quả theo dõi đường huyết tại nhà, bác sĩ sẽ có cơ sở để điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp với tình trạng của bạn.
Như vậy, tiểu đường là một bệnh lý hoàn toàn có thể kiểm soát khi bạn đã biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đời sống sinh hoạt lành mạnh. Hy vọng những thông tin khoa học trên sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức về việc kiểm soát bệnh đái tháo đường không dùng thuốc và có thể áp dụng trong cuộc sống.