Tiểu đường bao nhiêu là cao? Cách kiểm soát đường huyết tốt nhất

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý mãn tính, là nguyên nhân chính dẫn tới nhiều biến chứng sức khỏe liên quan tới các cơ quan nội tạng trọng yếu: thận, phổi, tim,… Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao, đáng báo động sẽ được bài viết chia sẻ chi tiết ngay sau đây! 

I/ Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu? 

Glucose là loại đường đơn có trong máu, cung cấp nguồn năng lượng chính cho mọi hoạt động cơ thể. Nồng độ Glucose trong máu thay đổi liên tục theo từng thời điểm trong ngày, không cố định. 

Tuy nhiên, để biết chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra các định mức nồng độ đường máu của người bình thường tại các thời kì cụ thể, dựa vào đó để căn cứ đánh giá bạn có bị bệnh đái tháo đường hay không. 

1- Đường huyết lúc đói 

Thông thường, người ta sẽ tiến hành đo đường huyết tại buổi sáng sớm, khi cơ thể chưa dung nạp thực phẩm trong suốt 8 tiếng. Đường huyết lúc đói của người bình thường duy trì từ 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 100 mg/dL (5.6 mmol/L). 

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng những người có chỉ số đường huyết lúc đói trong ngưỡng an toàn như trên sẽ có khả năng không mắc bệnh đái tháo đường trong 10 năm tiếp theo (hoặc có thể hơn). 

2- Đường huyết sau ăn 

Sau ăn 1 – 2 tiếng, đường huyết của người bình thường sẽ dao động khoảng 7,8mmol/L. Chỉ số này sẽ được giảm dần sau ăn từ 4 – 6 tiếng.

3- Đường huyết thai kì 

Khi mang bầu, cơ thể người phụ nữ sản sinh gấp đôi lượng máu nhằm đáp ứng cho mẹ và thai nhi. Do đó, lượng đường trong máu của phụ nữ thai kì luôn thấp hơn so với người bình thường. 

Phụ nữ mang thai không mắc tiểu đường sẽ có chỉ số đường huyết theo từng giai đoạn như sau: 

  • Đường huyết lúc đói: < 5,1mmol/L tương đương 92mg/dL. 
  • Đường huyết 1 giờ sau ăn: < 10 mmol/L tương đương 180mg/dL. 
  • Đường huyết 2 giờ sau ăn: < 8,5 mmol/L tương đương 153mg/dL.

Tiểu đường thai kì rất nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên đây là bệnh lý thường gặp ở nhiều thai phụ, vậy nên bạn hãy thường xuyên đi kiểm tra đường huyết để biết mình có bị bệnh hay không. 

Theo các nhà y học, phụ nữ có chỉ số đường máu dưới đây sẽ mắc tiểu đường thai kì: 

  • Đường huyết lúc đói: < 5,3 mmol/L tương đương 95mg/dL. 
  • Đường huyết 1 giờ sau ăn: < 7,8 mmol/L tương đương 140mg/dL. 
  • Đường huyết 2 giờ sau ăn: < 6,7 mmol/L tương đương 120mg/dL. 

II/ Tiểu đường bao nhiêu là cao? 

Người mắc bệnh đái tháo đường đặc biệt cần chú trọng tới chỉ số đường huyết của mình. Tại mục I, bài viết đã chỉ ra chỉ số đường máu của người bình thường. Vậy tiểu đường bao nhiêu là cao? 

Để xác định chính xác lượng đường huyết trong cơ thể, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm theo các phương pháp y học khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ có ngưỡng chỉ số đường huyết ở mức an toàn và cao. Cụ thể xem dưới bảng sau: 

1- Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? 

Đối với phụ nữ đang mang bầu có nguy cơ tiểu đường sẽ được thực hiện xét nghiệm HbA1c hoặc đường huyết ngẫu nhiên vào lúc đói. 

  • Nếu một trong các giá trị đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, đường huyết ngẫu nhiên > 11,1mmol/L thì thai phụ được chẩn đoán là đái tháo đường lâm sàng.
  • Nếu đường huyết lúc đói từ 5,1 đến 7,0mmol/L thì thai phụ được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ.
  • Nếu đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, cho thai phụ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.

2- Tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? 

Lượng đường trong máu tăng cao đột biến rất dễ dẫn đến một số triệu chứng như: khát, tiểu tiện, nhìn mờ. Tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, và nôn mửa, hay giảm tập trung… Tuy nhiên, đó mới là những dấu hiệu khi bệnh của bạn đã ở giai đoạn mãn tính. Vào thời gian đầu hay đường huyết vẫn chưa tăng nhiều. Hầu như sẽ không có các dấu hiệu rõ ràng gì, dẫn đến tâm lý chủ quan của người bệnh.

Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết ở 3 ngưỡng: Giới hạn dưới – Trung bình – Giới hạn trên. 

III/ Lượng đường trong nước tiểu bao nhiêu là cao? 

Xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu là cách giúp bạn biết được mình có nguy cơ đái tháo đường hay không. 

Lượng đường trong nước tiểu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nguyên nhân chính: nồng độ glucose trong máu và chức năng thận. 

  • Trường hợp 1: Thận hoạt động bình thường nhưng nồng độ glucose trong máu quá cao dẫn tới thận không giữ được glucose, bắt buộc phải đào thải ra bên ngoài qua đường nước tiểu. 
  • Trường hợp 2: Đường huyết bình thường nhưng chức năng thận kém, glucose không được giữ lại mà bị đào thải qua đường nước tiểu. 

Đối với người có sức khỏe bình thường, lượng đường trong nước tiểu bằng 0. Do đó, xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu giúp các bác sĩ nhận định nguy cơ suy giảm chức năng thận hoặc bệnh đái tháo đường. 

Tuy nhiên, để biết chính xác về nguy cơ bệnh lý đang gặp phải, bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thực hiện xét nghiệm chuyên môn.  

IV/ Cách kiểm soát đường huyết ổn định 

Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính, ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng của người bệnh. Đồng thời, tiểu đường được xem là căn nguyên dẫn tới nhiều nhiều bệnh lý khác liên quan tới các cơ quan nội tạng trọng yếu: tim, thận, mắt, não,.. 

Sau khi đã tìm hiểu rõ chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao, dưới đây là 1 số lưu ý kiểm soát đường huyết hiệu quả, duy trì sức khỏe ổn định, ngăn ngừa biến chứng: 

1- Điều trị thuốc theo phác đồ từ bác sĩ chỉ định 

Đối với bệnh nhân tiểu đường, điều trị thuốc theo phác đồ sẽ giúp bạn luôn duy trì đường huyết ở mức an toàn. Thuốc được cung cấp sẽ có tác dụng tăng tiết insulin ở tuyến tụy từ đó giúp chuyển hóa lượng đường trong cơ thể tốt hơn. Đồng thời, dùng thuốc thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì mức đường huyết ở mức độ ổn định, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. 

2- Tập luyện thể dục thường xuyên 

Bên cạnh điều trị thuốc, người bệnh cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt. Thường xuyên luyện tập thể dục sẽ giúp người bệnh có nền tảng sức khỏe tốt, cơ sở thúc đẩy hấp thụ chất dinh dưỡng, ăn ngon miệng và chuyển hóa chất tốt. 

Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, việc tập thể dục thể thao thường xuyên tác động rất tốt đến cơ chế hoạt động của Insulin, duy trì đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. 

Một số bộ môn thể thao tốt cho sức khỏe bạn có thể tham khảo: đi bộ, đi bộ nhanh (chạy chậm), yoga, bơi lội, đạp xe,… 

3- Bổ sung sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho người tiểu đường 

Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với sức khỏe của người tiểu đường đặc biệt quan trọng, quyết định trực tiếp tới chỉ số đường huyết hàng ngày. 

Bên cạnh các thực phẩm hàng ngày, sữa công thức đang dần trở thành “xu hướng dinh dưỡng” dành cho người bệnh. Bởi trong sữa công thức chứa đầy đủ 4 nhóm chất quan trọng, cần thiết dành cho người bệnh: chất béo, chất đạm, chất bột đường, chất xơ. 

Sữa non tiểu đường Diasomalt là sản phẩm sữa chuyên biệt dành riêng cho người bệnh đái tháo đường. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ sữa non (chứa hàm lượng đạm cao gấp 5 lần so với sữa thông thường) và hạt Methi (đã được chứng minh giúp giảm lượng đường trong nước tiểu lên đến 54%). 

Đây là bộ đôi thành phần nổi bật có trong sữa non Diasomalt, lần đầu tiên được các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu, ứng dụng thành công tại Việt Nam. 

Mỗi ngày 2 ly sữa giúp người bệnh giảm cảm giác thèm ăn, đói bụng. Đồng thời, sữa còn thay thế bữa ăn phụ trong ngày, vừa đủ chất vừa không làm tăng đường huyết. 

Đặc biệt, trong sữa non tiểu đường Diasomalt sử dụng đường Isomalt tạo vị ngọt thanh tự nhiên, kích thích ăn uống mà không tăng chỉ số đường huyết của người bệnh. 

Tiểu đường bao nhiêu là cao và lưu ý giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định đã được bài viết trên đây chia sẻ chi tiết. Hãy tiếp tục theo dõi diasomalt.vn để tìm hiểu thêm nhiều tin tức liên quan đến bệnh lý tiểu đường. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *