Người tiểu đường nên ăn gì giúp ổn định đường huyết

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng thực phẩm nào luôn là vấn đề được các bệnh nhân quan tâm. Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia xoay quanh chế độ dinh dưỡng dành cho người tiểu đường. 

I/ Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì? 

Người mắc bệnh tiểu đường bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc kiềng 3 chân: uống thuốc – vận động – kiêng khem nhằm giúp duy trì ổn định đường huyết, đảm bảo sức khỏe vận động hàng ngày. 

Tuy nhiên, chế độ ăn uống kiêng khem đối với người bệnh tiểu đường nên ăn gì, tuân thủ nguyên tắc gì? Dưới đây là những lưu ý mà người bệnh cần biết và tuân thủ để có sức khỏe tốt trong suốt quá trình điều trị. 

1- Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm 

Chất đạm là nhóm chất đặc biệt quan trọng giúp cơ thể có năng lượng vận động thể chất, hoạt động suy nghĩ suốt ngày dài. Trong khẩu phần ăn của người bệnh, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên nạp lượng protein tương đương 15 – 20% khẩu phần hàng ngày. 

Thực phẩm chứa nhiều đạm bạn có thể dung nạp vào cơ thể hàng ngày như: thịt ức gà, cá ngừ, trứng, thịt bò đỏ,.. 

Tuy nhiên, để giữ lại lượng đạm tốt nhất trong thực phẩm, bạn nên chọn cách chế biến luộc, hấp, tránh xào, rán dầu mỡ. 

2- Nhóm thực phẩm từ sữa 

Bên cạnh việc dung nạp các thực phẩm chứa nhiều chất đạm, bạn cần quan tâm đến cân bằng dinh dưỡng để có sức khỏe ổn định trong suốt quá trình điều trị tiểu đường. 

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, không bị sút cân mà vẫn duy trì đường huyết ổn định? Các thực phẩm từ sữa sẽ là câu trả lời được các chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng khuyên dùng. 

Thực phẩm từ sữa bao gồm: sữa uống, sữa chua, sữa tách béo, phô mai, bơ,.. Tất cả đều chứa hàm lượng dinh dưỡng năng lượng cao và lợi khuẩn probiotin. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lợi khuẩn probiotin trong sữa giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 duy trì cân nặng và giữ vững chỉ số đường huyết ở mức an toàn. 

Trong quá trình chọn lựa sản phẩm sữa, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng loại sữa chua Hy Lạp. Thực phẩm chứa hàm lượng đạm, canxi và Vitamin cao hơn hẳn các loại sữa chua khác, giúp giảm cảm giác thèm ăn, nhanh đói ở người bệnh tiểu đường. 

3- Nhóm rau xanh

Bệnh tiểu đường nên ăn gì cho tốt luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực tế, ngoài các chất đạm, chất bột đường,.. để duy trì năng lượng vận động hàng ngày, thì chất xơ lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển chất và tiêu hóa trong cơ thể. 

Chất xơ có trong rau xanh cung cấp đầy đủ vitamin và đạm thực vật. Đồng thời, chúng không chứa đường nên hoàn toàn không làm tăng chỉ số đường huyết, an toàn với sức khỏe của người bệnh. 

Dưới đây là những loại rau xanh có chỉ số GI thấp rất tốt đối với người bị rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể:

  • Các loại rau họ cải. 
  • Măng tây.
  • Đậu xanh. 
  • Rau diếp cá. 
  • Cà tím.
  •  Ớt. 

4- Nhóm chất béo 

Đặc điểm sức khỏe của người bị tiểu đường thường có sức đề kháng kém, dễ bị viêm loét do các biến chứng bệnh lý gây nên. 

Nhóm chất béo không bão hòa được lấy từ cá, thực vật (dầu oliu, bơ, hạnh nhân,..) là loại chất béo lành mạnh mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiểu đường nên lựa chọn. 

Chất béo không bão hòa chủ yếu chứa các axit béo Omega 3 có lợi cho sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Vậy nên dung nạp axit béo Omega 3 cần được người bệnh quan tâm, chú trọng. 

II/ Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì? 

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số đường huyết cao hay thấp. Thông thường, người bị bệnh sẽ không thể ăn uống thoải mái bởi lượng đường trong thực phẩm hàng ngày rất nhiều, khi dung nạp vào cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng tăng đường huyết đột ngột. 

Do đó, tiểu đường không nên ăn gì là vấn đề chiếm được sự quan tâm của nhiều người. 

Dưới đây là danh sách 1 số thực phẩm mà người bệnh cần tuyệt đối hạn chế: 

  • Bánh kẹo ngọt. 
  • Nước ngọt. 
  • Tinh bột. 
  • Thực phẩm chứa chất béo bão hòa. 
  • Trái cây tươi hoặc sấy khô. 
  • Chất kích thích, đồ uống có cồn. 

Những nhóm thực phẩm này bạn nên hạn chế tối đa, tránh làm tăng đường máu đột ngột dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng. 

III/ Những câu hỏi thường gặp trong chế độ ăn kiêng của người bệnh tiểu đường 

Bệnh tiểu đường có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng liên quan đến các cơ quan: thận, tim, mắt, não,… Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi thường gặp liên quan đến chế độ ăn uống khoa học, giúp bạn phòng tránh được các nguy cơ biến chứng do bệnh lý này gây ra. 

1- Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Trong thời gian mang bầu, bà bầu rất dễ mắc tiểu đường thai kì do chế độ dinh dưỡng không cân bằng, hợp lý. Để ngăn ngừa nguy cơ sinh non, con còi xương chậm lớn,.. do tiểu đường thai kì ở mẹ gây ra, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên thực hiện theo thực đơn như sau: 

  • Thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt, các loại sữa không béo và không đường.
  • Các loại thực phẩm ít gây tăng đường máu như: đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh.
  • Ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo không làm tăng đường máu lên quá cao, sau khi ăn và cũng không để đường máu hạ quá thấp lúc xa bữa ăn. Trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 1 – 2 bữa ăn phụ.

* Lưu ý:

  • Đối với phụ nữ mang thai trong 6 tháng cuối cần tăng thêm 350 Kcal/ngày so với bình thường.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với người bình thường.

Ngoài ra, phụ nữ mắc tiểu đường thai kì nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn mặn, đóng gói sẵn như đồ hộp, thịt nguội, mì gói,..

2- Tiểu đường nên ăn gì thay cơm? 

Tinh bột được xếp vào danh sách những thực phẩm mà người mắc bệnh tiểu đường nên kiêng khem tuyệt đối. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm để đảm bảo được sức khỏe sinh hoạt, vận động hàng ngày? 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo lứt hoàn toàn có thể thay thế cho gạo trắng trong bữa ăn hàng ngày. Gạo lứt được bọc bên ngoài bằng 1 lớp màng cám sẫm màu chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. 

Trong lớp màng này chứa các hoạt chất giúp giảm khả năng hấp thụ đường, từ đó duy trì ổn định chỉ số đường huyết trong cơ thể. Đồng thời, magie có thể kích thích sản sinh insulin, làm tăng quá trình chuyển hóa đường, rất tốt đối với người đang điều trị tiểu đường type 2. 

3- Người tiểu đường nên ăn vặt gì? 

Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh thường có cảm giác nhanh đói, chóng mặt, tụt đường huyết và luôn cần ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tuy nhiên, tiểu đường nên ăn gì để không làm tăng đường huyết? Dưới đây là danh sách các nhóm đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe, không ảnh hưởng chỉ số đường huyết: 

  • Hoa quả: Táo, việt quất, bưởi, cam, mận. 
  • Bánh: Bánh Gullon ăn kiêng không đường, bánh gạo lứt, bánh dành cho người tiểu đường. 
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, đậu phộng. 
  • Salad rau xanh, bạn có thể kết hợp với nhiều loại rau khác nhau và trộn cùng dầu dấm, sốt mè,.. để tăng vị giác. Tuy nhiên bạn nên tiết chế các loại sốt mè rang, sốt trứng,.. vì chúng có chứa đường, ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản xoay quanh vấn đề người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng khem như thế nào? Hãy tiếp tục gửi câu hỏi dưới mục bình luận dưới đây để được chuyên gia dinh dưỡng giải đáp trực tiếp. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *