Biến chứng tiểu đường: Những hiểm họa khó lường nếu không điều trị kịp thời

Ngày đăng: 26/08/2024

Tư vấn bởi:

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh tiểu đường không gây chết người, nhưng biến chứng tiểu đường thì cực kỳ nguy hiểm. Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng gần 7 triệu người mắc đái tháo đường. Trong đó, cứ 10 người mắc bệnh thì có đến 6 trường hợp bệnh đã quá nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, cắt cụt chi, thậm chí là tử vong.

Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến quý độc giả những biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp.

Hiểu về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một loại bệnh lý mà cơ thể không thể điều chỉnh được lượng đường trong máu một cách hiệu quả, dẫn đến mức đường huyết cao hơn bình thường. Đây là một trong những căn bệnh lý nghiêm trọng và ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh tiểu đường có 3 loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. 

Tiểu đường là căn bệnh với những biến chứng nguy hiểm
Tiểu đường là căn bệnh với những biến chứng nguy hiểm
  • Đái tháo đường loại 1: Còn được gọi là tiểu đường insulin phụ thuộc. Bệnh nhân thiếu insulin do tế bào beta của tụy không sản xuất đủ. Đây thường là loại tiểu đường phát hiện ở tuổi trẻ.
  • Đái tháo đường loại 2: Là dạng phổ biến nhất của tiểu đường, xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc tụy không sản xuất đủ insulin để duy trì mức đường huyết.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Đây là loại tiểu đường phát sinh hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong suốt thời kỳ mang thai. Các yếu tố hormone và tăng cường mức đường huyết trong thời gian mang thai có thể gây ra tình trạng này.

Tìm hiểu: Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Biến chứng ngắn hạn của bệnh tiểu đường

Hạ đường huyết (Hypoglycemia)

  • Triệu chứng: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, cảm giác buồn nôn, tim đập nhanh. Trong trường hợp nặng có thể ngất xỉu,  mất ý thức, co giật.
  • Nguyên nhân: Dùng insulin hoặc thuốc giảm đường huyết mà không ăn đủ. Tập luyện quá mức hoặc uống rượu mà không ăn thức ăn.
  • Cách xử lý: Nhanh chóng cung cấp đường (đường mật, đồ ngọt) cho bệnh nhân. Kiểm tra đường huyết thường xuyên và điều chỉnh liều insulin hoặc thuốc giảm đường huyết nếu cần.
hạ đường huyết biến chứng tiểu đường ngắn hạn
Hạ đường huyết xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường, nhất là những người đái tháo đường nặng nhưng không kiểm soát tốt đường huyết.

Tăng đường huyết (Hyperglycemia)

  • Triệu chứng: Khát nước, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, khô da, thở nhanh. Thường xảy ra khi có lượng đường huyết cao (>180 mg/dL).
  • Nguyên nhân: Thiếu insulin hoặc cơ thể không đáp ứng tốt với insulin có sẵn. Lạm dụng đồ ăn nhanh chóng, stress và nhiễm trùng.
  • Cách xử lý: Uống nhiều nước để giảm nồng độ đường huyết. Kiểm tra đường huyết thường xuyên và điều chỉnh liều insulin hoặc thuốc theo chỉ định y tế.

Hôn mê tiểu đường (Diabetic Ketoacidosis)

  • Triệu chứng: Khát nước nghiêm trọng, buồn nôn, nôn mửa, hơi thở hô hấp nặng mùi axeton, da khô và nổi mẩn. Có thể gây hôn mê hoặc hỏng bìu.
  • Nguyên nhân: Thiếu insulin nghiêm trọng dẫn đến mất cân bằng chuyển hóa.
  • Cách xử lý: Điều trị y tế ngay lập tức tại cơ sở y tế. Cấp cứu bằng cách cung cấp insulin và phòng chống sốc.
hôn mê tiểu đường
Hôn mê tiểu đường (Diabetic Ketoacidosis)

Tình trạng tăng áp lực thẩm thấu máu

  • Triệu chứng: Đau đầu, mệt mỏi, chán ăn. Sốt, chán nản, giảm nhu cầu nước.
  • Nguyên nhân: Đường huyết tăng đột biến, mức glucose trong máu quá cao, áp lực thẩm thấu cũng tăng theo, kéo nước ra khỏi các tế bào, gây mất nước nghiêm trọng.
  • Cách xử lý: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều insulin hoặc các loại thuốc hạ đường huyết. Theo dõi đường huyết thường xuyên để đảm bảo ổn định.

Biến chứng dài hạn của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng dài hạn nghiêm trọng, gây tổn thương không hồi phục cho nhiều cơ quan trong cơ thể. Những biến chứng này không chỉ tiến triển âm thầm mà còn tiềm ẩn nguy cơ tàn phá sức khỏe, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống và tăng cao khả năng tử vong. Dưới đây là những biến chứng dài hạn nguy hiểm nhất mà người bệnh đái tháo đường có thể gặp phải:

Biến chứng tim mạch

Đường huyết cao kéo dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống mạch máu, làm giảm độ đàn hồi và khiến tim phải hoạt động mạnh mẽ hơn để bơm máu. Hậu quả là huyết áp tăng cao, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Sự tác động này không chỉ làm suy giảm sức khỏe mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Bien-chung-ve-tim-mach
Biến chứng tim mạch bệnh tiểu đường

Biến chứng thận

Bệnh thận do tiểu đường (diabetic nephropathy) là một biến chứng phổ biến với nhiều giai đoạn phát triển. Thận chứa mạng lưới mao mạch nhỏ dày đặc, có nhiệm vụ lọc máu để loại bỏ các chất cặn bã và dư thừa.

Khi đường huyết tăng cao, các mao mạch trong thận bị tổn thương, làm suy giảm chức năng lọc máu. Hệ quả là các chất cặn bã tích tụ trong cơ thể thay vì được đào thải ra ngoài. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, tình trạng này có thể tiến triển thành suy thận.

Triệu chứng thường gặp của bệnh thận do tiểu đường bao gồm mệt mỏi, sưng phù ở tay, chân, mặt, tăng cân do giữ nước, buồn nôn, nôn mửa thường xuyên và hơi thở có mùi amoniac do sự tích tụ của ure trong máu. 

Biến chứng thần kinh

Tổn thương hệ thần kinh là một trong các biến chứng của bệnh tiểu đường phổ biến và nghiêm trọng. Lượng đường huyết tăng cao trong thời gian dài dẫn đến tổn thương dây thần kinh. Phổ biến nhất thường là tổn thương hệ thần kinh ngoại biên bao gồm chân và tay dẫn đến tê liệt, đau nhức, ngứa râm ran hoặc mất cảm giác.

bien-chung-than-kinh-benh-tieu-duong
Biến chứng thần kinh bệnh tiểu đường

Nếu hệ thần kinh thực vật bị ảnh hưởng thì tùy theo từng bộ phận mà triệu chứng có thể khác nhau. 

  • Tiêu hóa: Đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón do rối loạn chức năng dạ dày và ruột (gastroparesis).
  • Tim mạch: Nhịp tim nhanh, không đều, huyết áp tụt khi đứng lên (tụt huyết áp tư thế đứng), gây chóng mặt hoặc ngất.
  • Hệ sinh dục: Rối loạn cương dương ở nam giới và giảm ham muốn hoặc khô âm đạo ở nữ giới.
  • Điều tiết mồ hôi: Ra mồ hôi quá mức hoặc thiếu mồ hôi, ảnh hưởng đến việc điều hòa nhiệt độ cơ thể.
  • Bàng quang: Tiểu không tự chủ, khó tiểu, hoặc nhiễm trùng đường tiểu do bàng quang không hoạt động đúng cách.

Nếu biến chứng thần kinh tủy sống, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng yếu cơ, teo cơ, giảm khả năng vận động hay thậm chí là bị liệt. Biến chứng ở chân là vấn đề phổ biến thường xảy ra với bệnh nhân đái tháo đường có liên quan hệ thần kinh. Do dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến mất cảm giác cùng khả năng lưu thông máu kém, người bệnh dễ bị loét chân, nhiễm trùng và có thể dẫn đến cắt cụt chi nếu không được điều trị kịp thời. Đây là biến chứng nguy hiểm thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết.

Biến chứng mắt

Một trong những biến chứng phổ biến và nghiêm trọng của bệnh tiểu đường là tổn thương ở mắt, trong đó bệnh võng mạc tiểu đường là biểu hiện điển hình. Đây là tình trạng tổn thương hệ thống vi mạch và các mạch máu nhỏ trong võng mạc – bộ phận quan trọng giúp mắt nhận biết ánh sáng và hình ảnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển đến mức gây mù lòa.

biến chứng mắt bệnh tiểu đường
Biến chứng bệnh đái tháo đường gây đục thủy tinh thể

Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng khác về mắt, bao gồm:

  • Đục thủy tinh thể: Làm giảm khả năng nhìn rõ, gây mờ mắt hoặc mất thị lực dần theo thời gian.
  • Tăng nhãn áp: Áp lực trong mắt tăng cao, gây tổn thương dây thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mất thị lực nếu không kiểm soát.

Biến chứng da 

Người bệnh tiểu đường thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về da, như nhiễm trùng, vết loét khó lành và viêm da, chủ yếu do tổn thương hệ thống mạch máu và dây thần kinh. Đường huyết cao làm cơ thể mất nước, giảm lưu thông máu và dễ bị nhiễm trùng, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể nhận thấy các đốm nhỏ màu nâu hoặc đỏ xuất hiện trên cẳng chân, đây là hậu quả của việc tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da. Dù các đốm này thường không gây đau hay ngứa nhưng chúng có xu hướng tồn tại lâu dài, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh.

biến chứng da bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ đối mặt với các biến chứng về da

Biến chứng khác

Ngoài các biến chứng của bệnh tiểu đường phổ biến kể trên thì người bệnh còn có thể xuất hiện các tình trạng: 

  • Nhiễm toan ceton tiểu đường (Ketoacidosis): Đây là một biến chứng tiểu đường nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. Ketone là hợp chất được tạo ra để phân hủy chất béo thành năng lượng khi lượng glucose không đủ đáp ứng nhu cầu cho cơ thể. Khi Ketone tích tụ quá mức trong máu, nó gây ngộ độc và đe dọa tính mạng.
  • Hạ đường huyết: Trong quá trình điều trị, người bệnh có nguy cơ bị hạ đường huyết nếu sử dụng thuốc quá liều hoặc không ăn đủ. Tình trạng này có thể dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu, hoặc nghiêm trọng hơn nếu không được xử lý kịp thời.
  • Sa sút trí tuệ và tổn thương hệ thần kinh: Tổn thương hệ thần kinh do biến chứng tiểu đường dễ khiến người bệnh bị sa sút trí tuệ hay mắc bệnh Alzheimer, rối loạn cảm xúc, tăng nguy cơ bị trầm cảm,… 

Một khi các biến chứng của bệnh đái tháo đường phát sinh, chúng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống và thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, kiểm soát bệnh một cách hiệu quả là yếu tố then chốt để giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. Điều này đòi hỏi chúng ta cần duy trì lối sống lành mạnh, xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

tong-hop-bien-chung-tieu-duong
Tổng hợp biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường

Một số yếu tố dưới đây có thể làm gia tăng nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường: 

Tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng quát

Người lớn tuổi thường có nguy cơ cao hơn mắc các biến chứng do đái tháo đường vì khả năng chuyển hóa và sức đề kháng của cơ thể giảm. Các bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, béo phì, hoặc bệnh thận cũng làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Thời gian mắc bệnh

Người mắc tiểu đường lâu năm có nguy cơ cao hơn đối với các biến chứng mạn tính như bệnh võng mạc, bệnh suy thận, suy gan, và bệnh liên quan đến hệ thần kinh.

Thói quen ăn uống và lối sống

Chế độ ăn uống thiếu cân bằng, tiêu thụ nhiều đường, tinh bột tinh chế, hoặc chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ biến chứng. Lối sống ít vận động, căng thẳng kéo dài, và thói quen hút thuốc hoặc uống rượu, bia làm tổn hại sức khỏe tổng thể và tăng nguy cơ bệnh lý liên quan đến tiểu đường.

Cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

bí quyết phòng tránh đái tháo đường
Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy thận, tim mạch, mù lòa,… nếu không được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, bằng cách thay đổi lối sống, theo dõi sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người tiểu đường có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ biến chứng. Dưới đây là những cách phòng ngừa hiệu quả:

  • Kiểm soát đường huyết ổn định: Sử dụng thuốc hoặc insulin đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn đủ bữa và cân bằng dinh dưỡng: Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, và trái cây ít đường.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện độ nhạy insulin và hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
  • Thực hiện thăm khám định kỳ: Đo chỉ số HbA1c (đường huyết trung bình 3 tháng) để đánh giá hiệu quả kiểm soát bệnh.
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng an toàn: Hiện nay, sữa công thức đang trở thành “xu hướng dinh dưỡng” đối với nhiều người bệnh tiểu đường. Bởi trong quá trình kiêng khem, điều trị, cơ thể người bệnh sẽ bị thiếu chất, mệt mỏi và không đáp ứng được sức khỏe vận động hàng ngày. Để bù lại sự thiết hụt chất đó, sữa công thức đã được ra đời và đang được nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng. Trong đó, sữa non tiểu đường Diasomalt đang được nhiều chuyên gia và người dùng tin tưởng, đánh giá cao về hiệu quả, chất lượng. 

Giới thiệu sữa non dinh dưỡng hỗ trợ tiểu đường Diasomalt+

Sữa dinh dưỡng dành riêng cho người tiểu đường được thiết kế để cung cấp nguồn dinh dưỡng cân đối, đồng thời hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Một trong những sản phẩm đáng chú ý hiện nay là sữa tách đường Diasomalt+, với công thức đặc biệt giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người tiểu đường và giảm nguy cơ biến chứng.

thành phần sữa non Diasomalt
Thành phần dinh dưỡng trọn vẹn của sữa non tiểu đường Diasomalt+
  • Sử dụng đường Isomalt: Một loại carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp (GI thấp), giúp cung cấp năng lượng ổn định mà không gây tăng đột ngột mức đường huyết.
  • Tăng cường chất xơ hòa tan: Giúp cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ kiểm soát cân nặng – một yếu tố quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường.
  • Giàu vitamin nhóm B và kẽm: Hỗ trợ sức khỏe thần kinh và hệ miễn dịch, giúp người bệnh tiểu đường chống lại mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng.
  • Ít chất béo bão hòa: Phù hợp cho người cần kiểm soát cân nặng và bảo vệ tim mạch.

Nếu quý độc giả có nhu cầu mua hàng, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau để mua được các sản phẩm chính hãng với mức giá tốt nhất! 

Kết luận

Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường đòi hỏi sự kiên trì, kỷ luật và ý thức chăm sóc bản thân. Một lối sống lành mạnh, kiểm soát đường huyết ổn định, tuân thủ phác đồ điều trị và theo dõi sức khỏe định kỳ không chỉ giúp ngăn ngừa biến chứng mà còn cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh, giúp họ sống khỏe mạnh và lâu dài hơn.

Bác sĩ Trần Quang Đạt

Tư vấn chuyên môn bài viết: BS TRẦN QUANG ĐẠT

Bác sĩ Chuyên khoa II, nguyên Trưởng Khoa Châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc tại Đại học Y Hà Nội. Gần 50 năm trong ngành y, bác sĩ Đạt đã có những lời khuyên và chia sẻ hữu ích về các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, bao gồm cả sữa dành cho người tiểu đường.

Bác sĩ Trần Quang Đạt

Tư vấn chuyên môn bài viết: BS TRẦN QUANG ĐẠT

Bác sĩ Chuyên khoa II, nguyên Trưởng Khoa Châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc tại Đại học Y Hà Nội. Gần 50 năm trong ngành y, bác sĩ Đạt đã có những lời khuyên và chia sẻ hữu ích về các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, bao gồm cả sữa dành cho người tiểu đường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *