Để sống chung với bệnh tiểu đường “hòa bình”, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chế độ dinh dưỡng kiêng khem nghiêm ngặt cùng nền tảng kiến thức về bệnh lý của mình. Vậy bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm câu trả lời.
I/ Hiểu rõ về bệnh tiểu đường và biến chứng đi kèm
Bệnh tiểu đường là hiện tượng lượng Glucose trong máu vượt quá mức cho phép. Nguyên nhân chính là do 1 tế bào miễn dịch của cơ thể xảy ra phản ứng kháng Insulin (1 chất quan trọng giúp chuyển hóa đường máu và duy trì chúng ở ngưỡng ổn định).
Cho đến hiện tại, bệnh tiểu đường chưa có thuốc chữa dứt điểm. Hầu hết người bệnh đều phải duy trì sử dụng thuốc cùng chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt, tránh làm tăng lượng đường trong máu.
Phân loại bệnh tiểu đường:
- Tiền tiểu đường: Đây là giai đoạn đường huyết tăng cao, đạt mốc 125mg/Dl, so với chỉ số ổn định là dưới 90mg/Dl. Ở giai đoạn tiền tiểu đường người bệnh chưa có biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài như tê bì chân tay, chóng mặt, hay đói,..
- Tiểu đường type 1: Khi nồng độ đường trong máu vượt quá 125mg/Dl có nghĩa là bạn đang mắc tiểu đường type 1. Giai đoạn này, Insulin được tiết ra không đủ để chuyển hóa toàn bộ đường, dẫn tới hiện tượng đường máu tăng cao.
- Tiểu đường type 2: Khi tế bào kháng Insulin hoàn toàn, cơ thể sẽ xảy ra tình trạng rối loạn, đường máu tăng cao bất thường. Biểu hiện bệnh lý cũng rõ ràng hơn như: thường xuyên chóng mặt, hay đói, tê bì chân tay,.. Tiểu đường type 2 dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới các cơ quan: mắt, thận, tim mạch,..
- Tiểu đường thai kì: Khi mang bầu, cơ thể người phụ nữ xuất hiện sự thay đổi nội tiết dẫn tới hiện tượng kháng Insulin. Ở nhiều thai phụ, họ chỉ mắc tiểu đường 1 thời gian ngắn khi mới mang bầu và thay đổi nội tiết đột ngột. Tuy nhiên trường hợp bị tiểu đường thai kì cho đến khi sinh nở, hậu sản cũng khá phổ biến. Phụ nữ mắc tiểu đường thai kì có thể sinh sớm, con sinh ra yếu, đề kháng kém,…
Hiện nay, tiểu đường là căn bệnh phổ biến của người Việt Nam nhưng chưa có thuốc điều trị dứt điểm, bắt buộc người bệnh phải thực hiện điều trị thuốc và tuân thủ chế độ kiêng khem nghiêm ngặt.
II/ Các biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp
Tiểu đường rất dễ để lại biến chứng nguy hiểm sức khỏe, đặc biệt là các cơ quan nội tạng. Hiện nay, biến chứng của bệnh chia thành 2 dạng cấp tính và mãn tính.
1- Biến chứng mãn tính
Đây là biểu hiện biến chứng thường gặp, có tính kéo dài trong suốt thời gian bạn chữa bệnh.
- Bệnh về mắt: Lượng đường máu tăng cao gây ảnh hưởng tới mao mạch ở đáy nhãn cầu. Do đó biến chứng thường gặp của người mắc bệnh tiểu đường chính là mắt mờ, khó nhìn thậm chí dẫn tới mù lòa.
- Bệnh về thận: Do tăng giảm đường huyết đột ngột sẽ gây ảnh hưởng lớn tới mạch máu trong thận dẫn tới suy yếu, chức năng lọc thận kém. Biến chứng suy thận là 1 trong các biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh tiểu đường.
- Bệnh về thần kinh: Chân tay tê bì, ra mồ hôi nhiều, chóng mặt,.. là những dấu hiệu biến chứng ban đầu thường gặp của người mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh cần thường xuyên sử dụng thuốc điều tiết đường huyết trong cơ thể nhằm giảm thiểu các biến chứng liên quan đến thần kinh.
- Bệnh về tim mạch: Đường máu tăng cao sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới chức năng tim mạch: tắc nghẽn mạch máu, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim,..
- Biến chứng nhiễm trùng: Hệ miễn dịch của người bệnh tiểu đường hoạt động kém, họ thường xuyên bị miễn khuẩn, ốm vặt,.. Đặc biệt, khi người bệnh bị vết thương hở trên cơ thể, khả năng bị nhiễm trùng, lở loét sẽ cao hơn so với người bình thường.
2- Biến chứng cấp tính
So với biến chứng mãn tính, biến chứng cấp tính có biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài và nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
- Giảm đường máu đột ngột: Là biến chứng khi cơ thể người bệnh có dấu hiệu run rẩy, chóng mặt, mắt mờ, không đứng vững. Đường máu giảm xuống 3,6mmol/l do người bệnh dùng thuốc quá liều, ăn uống kiêng khem thiếu chất, dùng chất kích thích trong quá trình điều trị. Người bệnh bị tụt đường huyết đột ngột có thể rơi vào trạng thái mất ý thức, tim đập nhanh,..
- Tăng đường huyết đột ngột: đường trong máu quá cao dẫn tới máu đông đặc. Chúng sẽ đi ra ngoài bằng đường nước tiểu, dẫn tới hiện tượng mất nước, mất năng lượng. Hiện tượng tăng đường đột ngột rất nguy hiểm với sức khỏe, có thể dẫn tới hôn mê sâu, huyết áp tăng cao, tắc nghẽn lưu thông máu đến tim,….
Đối với những ai chưa biết bệnh tiểu đường có nguy hiểm không thì những hệ lụy biến chứng trên đây là câu trả lời đầy đủ nhất.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói được ông cha ta răn dạy từ xa xưa, hàm ý nên biết giữ gìn sức khỏe trước khi bị bệnh hoặc bệnh trở nặng. Vậy làm gì để phòng tránh các biến chứng tiểu đường? Đừng bỏ qua phần chia sẻ ngay dưới đây của bài viết!
III/ Cách phòng tránh, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, bệnh nhân nên chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày, đáp ứng điều trị và cân bằng chỉ số đường huyết:
- Giảm tinh bột trong bữa ăn: bánh mì, gạo trắng, phở, bún,..
- Ăn nhiều đạm và rau xanh: thịt bò đỏ, trứng, ức gà, súp lơ xanh, rau xanh, hải sản,..
- Chọn lọc trái cây trước khi ăn: nên ăn các loại trái không chứa nhiều đường: cam, bưởi, xoài xanh,…
- Tuyệt đối kiêng nước ngọt, chất kích thích: đồ uống có gas, chứa cồn, bia,…
- Bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho người tiểu đường: Sữa non tiểu đường Diasomalt chứa bộ đôi thành phần sữa non kết hợp hạt Methi giúp cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho các hoạt động cơ thể hàng ngày. Đồng thời, hạt Methi đã được các nhà khoa học nghiên cứu có tác dụng giảm lượng đường trong nước tiểu lên đến 54% sau 1 thời gian sử dụng thường xuyên.
Trong quy tắc “kiềng 3 chân” mà người bệnh tiểu đường bắt buộc phải tuân thủ theo, ngoài chế độ kiêng khem nghiêm ngặt thì bạn cần chú ý rèn luyện thể thao và điều trị thuốc theo phác đồ của bác sĩ.
Kết luận: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không đã được bài viết giải đáp chi tiết trong nội dung trên đây. Đồng thời, khi mắc bệnh tiểu đường, bạn cần chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng của mình, tránh các thực phẩm làm tăng đường máu và thường xuyên dung nạp các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe như sữa non Diasomalt.
Nếu còn câu hỏi thắc mắc, hãy đặt câu hỏi ngay cho chuyên gia dinh dưỡng để được giải đáp sớm nhất!