Bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không?

Ngày đăng: 03/02/2025

Tư vấn bởi:

Đánh giá bài viết

Mì tôm là thực phẩm rất quen thuộc trong chế độ ăn uống ở nhiều nơi trên thế giới. Mì tôm thường chứa nhiều carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa, vì vậy nhiều người băn khoăn rằng liệu tiểu đường có ăn được mì tôm không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây!

tiểu đường ăn mì tôm được không

Trong mì tôm bao gồm những thành phần nào?

Để hiểu rõ liệu người bệnh tiểu đường có thể ăn mì tôm hay không, trước tiên chúng ta cùng phân tích bảng thành phần dinh dưỡng có trong một gói mì tôm 75g dưới đây:

Thành phần

Định lượng

Năng lượng

350 kcal

Carbohydrate

51.4 g

Chất béo

13.0 g

Chất đạm

6.9 g

Theo PGS, TS, BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, về mặt dinh dưỡng, thức ăn cung cấp cho chúng ta các nhóm chất như: protein, carbohydrate, lipid, chất xơ và các chất vi lượng (vitamin, đồng, kẽm, sắt, magie…). Mỗi người cần một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ các nhóm chất này. Nếu thiếu hụt, cơ thể dễ bị mệt mỏi và dễ mắc phải các bệnh nguy hiểm.

Một gói mì tôm thông thường chứa khoảng 350 kcal, trong khi một chén cơm bình thường chỉ khoảng 200 kcal. Mì tôm được sản xuất từ tinh bột mì, dầu ăn, màu vàng từ bột nghệ tươi, muối, chất điều vị, chất tạo xốp và các phụ gia làm tăng hương vị và độ thơm ngon. Mì tôm chủ yếu chứa carbohydrate tinh chế (carbs xấu) và chất béo trans fat (chất béo bão hòa rất có hại cho sức khỏe), muối, bột ngọt cùng các chất điều vị, nhưng lại không có chất xơ, vitamin A, C, B12…

tiểu đường ăn mì tôm được không
Mì tôm bao gồm những thành phần nào?

Mì tôm thường được chiên qua dầu ở nhiệt độ cao, làm phân hủy chất dinh dưỡng và vitamin B. Quá trình này cũng sản sinh ra nhiều chất béo chuyển hóa, làm tăng cholesterol trong máu và kháng insulin, gây ra sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu.

Chỉ số đường huyết (GI) là một thông số giúp xác định mức độ tăng đường huyết mà một loại thực phẩm có thể gây ra. Thực phẩm có GI từ 70 trở lên được xem là có chỉ số cao. Mì tôm có chỉ số GI là 47, tuy không quá cao nhưng nếu nấu chín kỹ, chỉ số này sẽ tăng lên và ảnh hưởng đến mức đường huyết của người bệnh. Đồng thời, tải lượng đường huyết (GL) của mì tôm là 18.8, mặc dù ở mức trung bình, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu.

Để phòng ngừa các biến chứng tim mạch, lượng natri khuyến cáo sử dụng không nên vượt quá 2.300mg mỗi ngày. Tuy nhiên, một gói mì tôm có thể chứa từ 397 – 3.678mg natri, thậm chí có thể cao hơn nữa. Chỉ cần ăn một gói mì tôm, lượng natri nạp vào cơ thể đã vượt quá khuyến nghị.

Như vậy, mì ăn liền chứa nhiều năng lượng xấu và chất béo có hại cho sức khỏe nhưng lại thiếu hụt chất xơ và protein. Việc ăn mì tôm thường xuyên có thể khiến bạn cảm thấy no và có nhiều năng lượng nhưng lại thiếu các dưỡng chất cần thiết. Sau bữa ăn, người bệnh tiểu đường dễ gặp phải tình trạng tăng đột biến đường huyết, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chế độ ăn thiếu chất xơ và protein còn liên quan đến nguy cơ cao mắc các bệnh như táo bón, giảm lợi khuẩn trong đường ruột, suy giảm hệ miễn dịch… Ngoài ra, việc sử dụng mì tôm quá nhiều có thể khiến người bệnh tiểu đường dễ gặp các biến chứng như cao huyết áp, bệnh thận, các vấn đề về tim mạch và đột quỵ.

Xem thêm: Người tiểu đường uống sữa đậu nành được không

Bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không?

Với câu hỏi người bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không, theo Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, người bệnh tiểu đường cần một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng các loại thực phẩm để vừa cung cấp năng lượng, vừa kiểm soát đường huyết và duy trì tinh thần thoải mái. Vì vậy, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn mì tôm, nhưng cần sử dụng một cách rất hạn chế, chỉ khoảng ⅔ gói mì mỗi bữa (tương đương một chén cơm) và không ăn quá 2 lần/tháng. 

tiểu đường ăn mì tôm được không
Tiểu đường ăn mì tôm được không là thắc mắc của nhiều người

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cần chọn cách ăn phù hợp để giảm thiểu ảnh hưởng đến đường huyết. Khi chọn mì, người bệnh nên đọc kỹ thành phần và chọn loại ít chất bảo quản, không qua chiên dầu. Để hạn chế chất béo và các thành phần không tốt cho sức khỏe, người bệnh nên sơ chế mì 2 lần trước khi ăn.

Bên cạnh đó, mì tôm nên được ăn kèm với các thực phẩm giàu protein và chất xơ như trứng, đậu, thịt bò, thịt gà, cá, nấm,… Tốt nhất, người bệnh tiểu đường nên ăn rau trước và đảm bảo tỷ lệ rau so với mì là 2:1. Cách này giúp giảm lượng đường trong bữa ăn và hạn chế sự tăng đột ngột của đường huyết sau bữa ăn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm cũng cảnh báo: “Những người ăn mì tôm liên tục có thể thiếu hụt nghiêm trọng các dưỡng chất như protein, canxi, vitamin C, phốt pho, sắt, niacin và vitamin A, nhưng lại tăng cao lượng natri và calo. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa và mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ”.

Xem thêm: Tiểu đường có ăn được bánh mì không?

Thói quen ăn mì tôm gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe

Rất nhiều người có những thói quen ăn mì tôm rất gây hại cho sức khỏe. Nếu bạn đang mắc phải một trong những thói quen này, hãy thay đổi ngay trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. 

  • Ăn mì tôm thay bữa sáng: Mì tôm không cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất, khiến cơ thể mệt mỏi và khó tập trung.
  • Dùng mì tôm làm bữa chính: Mì tôm chủ yếu chứa tinh bột và chất béo bão hòa, thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất, gây thiếu hụt dinh dưỡng nếu ăn thường xuyên.
  • Ăn mì tôm khuya: Ăn mì tôm trước khi ngủ sẽ khiến cơ thể không kịp tiêu hóa, dẫn đến tích tụ mỡ thừa và tăng cân nhanh chóng.
tiểu đường ăn mì tôm được không
Ăn mì tôm khuya là thói quen của rất nhiều bạn trẻ, gây tác hại cực kỳ to lớn cho sức khỏe

Tại sao người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn mì tôm

Mì tôm chứa nhiều thành phần, và khi chúng kết hợp với nhau, có thể gây ra một số tác hại nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là đối với người bệnh tiểu đường.

Chỉ số GI & GL của mì tôm

  • GI (Chỉ số đường huyết): Mì ăn liền có chỉ số đường huyết (GI) là 47, tuy không quá cao, nhưng nếu nấu mì quá lâu, chỉ số này sẽ tăng lên, làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Vì vậy, không nên nấu mì quá kỹ để hạn chế tác động xấu đến lượng đường trong máu.
  • GL (Tải lượng đường huyết): Mì ăn liền có tải lượng đường huyết (GL) là 18,8, thuộc mức trung bình. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mì và không kết hợp với các thực phẩm khác như rau xanh, thịt, có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường nên chọn mì có tải lượng đường huyết thấp, như mì nguyên cám hoặc mì ngũ cốc nguyên hạt, để bảo vệ sức khỏe.

Ăn nhiều mì tôm làm tăng nguy cơ béo phì ở người tiểu đường

Mì tôm chứa hàm lượng cao carbohydrate tinh chế, khiến cơ thể hấp thụ nhanh chóng và chuyển hóa thành glucose. Một bát mì tôm khoảng 75g (loại phổ biến trên thị trường) cung cấp khoảng 350 calo, trong khi một bát mì trứng nấu chín (khoảng 160g) chứa tới 40g carbohydrate. Điều này dẫn đến sự tăng cao lượng đường trong máu sau khi ăn, làm cơ thể nhanh đói, khiến người bệnh có xu hướng ăn nhiều hơn, từ đó dễ dẫn đến béo phì và thừa cân.

ăn mì tôm làm tăng nguy cơ béo phì ở người tiểu đường
Ăn mì tôm quá nhiều làm tăng nguy cơ béo phì ở người tiểu đường

Làm gia tăng nguy cơ mắc biến chứng ở người tiểu đường

Hàm lượng muối natri trong một bát mì tôm có thể cao gấp đôi lượng muối cơ bản được khuyến nghị cho bệnh nhân tiểu đường trong một ngày. Việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường, như bệnh thận, cao huyết áp và các vấn đề tim mạch.

Làm tăng đường huyết không kiểm soát

Mì tôm thường được chiên qua dầu ở nhiệt độ cao để tạo màu sắc bắt mắt, nhưng quá trình này sinh ra nhiều chất béo chuyển hóa. Những chất béo này có thể làm tăng cholesterol trong máu, kháng insulin, gây tăng đột biến lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc các biến chứng như vữa xơ động mạch và bệnh tim mạch. Thêm vào đó, quá trình chiên dầu ở nhiệt độ cao cũng làm phân hủy các chất dinh dưỡng và vitamin B có trong mì. Vì vậy, ăn nhiều mì tôm sẽ chỉ khiến bạn no mà không cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Ăn mì tôm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa

Trong mì tôm còn chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản và hương vị nhân tạo, làm cho mì trở nên không tốt cho sức khỏe. Các chất bảo quản kết hợp với chất béo hydro hóa có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng khó tiêu, đặc biệt đối với những người bệnh tiểu đường có các bệnh mãn tính như tim mạch, vấn đề về đường ruột hoặc hệ tiêu hóa.

ăn mì tôm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa
Ăn mì tôm nhiều ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa

Ăn mì tôm đúng cách cho bệnh nhân tiểu đường

Như vậy chúng ta đã tìm được câu trả lời bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không, tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn ăn mì tôm thì dưới đây sẽ là gợi ý tới bạn cách ăn mì tôm an toàn cho người tiểu đường.

ăn mì tôm đúng cách
Người bệnh tiểu đường ăn mì tôm thế nào cho đúng?

Liều lượng

Người bệnh tiểu đường cần cân đối khẩu phần carbs trong mỗi bữa ăn bằng cách sử dụng cốc đo hoặc cân để định lượng chính xác. Mì tôm không nên ăn quá 2 lần mỗi tháng. Với nữ giới, nên tiêu thụ khoảng 64 – 83g mì mỗi ngày, còn nam giới có thể ăn khoảng 128g mì tôm/ngày. Việc kiểm soát lượng carbs tiêu thụ sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Thực phẩm kết hợp cùng mì tôm

  • Ăn kèm thực phẩm giàu protein: Khi ăn mì tôm, người bệnh tiểu đường nên kết hợp với các thực phẩm giàu protein như trứng, đậu, thịt bò, thịt gà, cá, nấm. Những thực phẩm này giúp giảm lượng đường trong bữa ăn và ổn định đường huyết sau bữa ăn.
  • Ăn kèm nhiều rau xanh: Rau xanh cung cấp chất xơ giúp kiểm soát lượng đường huyết. Người bệnh nên ăn rau trước bữa ăn, với tỷ lệ rau so với mì là 2:1. Điều này giúp hạn chế sự tăng vọt đường huyết sau khi ăn mì.

Cách chế biến

  • Không nấu mì quá lâu: Nấu mì quá lâu sẽ làm tăng chỉ số đường huyết vì các phân tử đường trong mì bị phân hủy. Điều này sẽ làm tăng lượng đường huyết trong máu. Ngoài ra, việc nấu quá lâu cũng làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong mì.
  • Sơ chế mì 2 lần trước khi ăn: Thay vì úp mì để tiết kiệm thời gian, người bệnh tiểu đường nên sơ chế mì hai lần. Lần 1, tráng mì qua nước sôi để ráo và nấu lại lần 2. Việc này giúp loại bỏ một phần chất béo và các thành phần không tốt cho người bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường có uống nước dừa được không?

Một số lưu ý khi chọn mì

Khi lựa chọn mì, người bệnh tiểu đường nên đọc kỹ thành phần của gói mì. Chọn mì ít chất bảo quản và không chiên qua dầu sẽ tốt hơn cho việc kiểm soát đường huyết.

Một số loại mì an toàn cho sức khỏe người tiểu đường

Ngoài mì tôm, người tiểu đường có thể lựa chọn một số loại mì khác an toàn hơn cho sức khỏe, ví dụ: 

Mì kiều mạch (soba)

Mì soba, hay còn gọi là mì kiều mạch, được làm từ hạt kiều mạch và có nguồn gốc từ Nhật Bản. Mì kiều mạch có chỉ số đường huyết (GI) thấp, chỉ 56 trong 50g mì, điều này giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn so với các thực phẩm giàu carbohydrate khác.

mì kiều mạch
Mì kiều mạch là lựa chọn an toàn cho người tiểu đường

Ngoài ra, mì kiều mạch còn chứa rutin – một hoạt chất có khả năng giảm cholesterol, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Chất xơ và magie có trong mì kiều mạch cũng giúp cải thiện lưu lượng máu và không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì vậy, mì kiều mạch là lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường, đặc biệt khi so với mì ăn liền truyền thống.

Mì tảo bẹ

Mì tảo bẹ là một lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường. Mì tảo bẹ rất ít calo, chỉ chứa 10 calo trong 100g mì, và cung cấp chỉ 1g carbohydrate trong mỗi khẩu phần ăn.

mì tảo bẹ
Bệnh nhân đái tháo đường có thể thử sử dụng mì tảo bẹ

Chất xơ có trong mì tảo bẹ giúp người bệnh cảm thấy no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, từ đó hạn chế khẩu phần ăn và giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, mì tảo bẹ còn cung cấp canxi và magie, hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp cho người bệnh tiểu đường, đồng thời giảm nguy cơ tăng đường huyết.

Mì Shirataki

mì Shirataki
Mì shirataki hỗ trợ kiểm soát đường huyết khá tốt

Mì shirataki là loại mì được làm từ bột khoai mỡ, với hàm lượng calo và carbohydrate rất thấp. Trong 100g mì shirataki chỉ có khoảng 20 calo. Mì shirataki còn chứa ít chất béo và đường, giúp kiểm soát cân nặng và hạn chế tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn. Đây là lựa chọn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường muốn kiểm soát đường huyết và duy trì cân nặng ổn định.

Mì ngũ cốc

Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn mì ngũ cốc làm từ các loại ngũ cốc nguyên hạt như mì gạo lứt, hoặc mì nguyên cám. Những loại mì này giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp giảm cholesterol, tăng cảm giác no và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Đặc biệt, chất xơ trong mì ngũ cốc giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, từ đó giảm sự tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn, là lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường.

mì gạo lứt
Mì gạo lứt an toàn cho người bệnh đái tháo đường và có thể chế biến thành rất nhiều món ngon

Hy vọng rằng thông tin trong bài viết “Bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không?” đã giúp bạn giải đáp thắc mắc. Người bệnh tiểu đường có thể ăn mì tôm, nhưng nên hạn chế và chỉ ăn khoảng 1 – 2 lần mỗi tháng. Đồng thời, lựa chọn các loại mì an toàn và ăn kèm với rau cũng như thực phẩm chứa protein để hạn chế sự tăng đột ngột đường huyết sau bữa ăn. Ghé thăm trang thông tin của Diasomalt.vn để nhận thêm những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe hàng ngày!

PGS. TS. BS Nguyễn Thị Lâm

Tư vấn chuyên môn bài viết: PGS,TS, BS NGUYỄN THỊ LÂM

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia với hơn 33 năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng. Cô là chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam, đặc biệt nổi bật với chuyên môn sâu rộng trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng tối ưu cho người mắc bệnh tiểu đường, giúp họ cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống…

PGS. TS. BS Nguyễn Thị Lâm

Tư vấn chuyên môn bài viết: PGS,TS, BS NGUYỄN THỊ LÂM

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia với hơn 33 năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng. Cô là chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam, đặc biệt nổi bật với chuyên môn sâu rộng trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng tối ưu cho người mắc bệnh tiểu đường, giúp họ cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *