Giải đáp: Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Đánh giá bài viết

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa Glucose gây ra lượng đường trong máu cao. Ngày nay, bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa một cách rõ rệt. Trước tình trạng này, nhiều người không khỏi thắc mắc, bệnh tiểu đường có di truyền không và nếu có thì tỷ lệ có cao không? Cùng Diasomalt tìm hiểu và giải đáp thắc mắc “Bệnh tiểu đường có di truyền không?” nhé!

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa Glucose do thiếu hụt hormon insulin trong cơ thể hoặc do suy giảm chức năng hormon insulin hoặc cả 2. Sự rối loạn chuyển hóa này dẫn đến glucose ở lại trong máu và không đến được các tế bào trong cơ thể. Theo thời gian, glucose trong máu có thể tích tụ và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh thận, nhiễm trùng,…

Tiểu đường được chia thành 3 loại chính:

– Tiểu đường type 1: do tế bào beta tuyến tụy bị phá huỷ dẫn đến bài tiết insulin giảm đáng kể hoặc không tiết insulin.

– Tiểu đường type 2: do insulin bị đề kháng, cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả.

– Tiểu đường thai kỳ: do rối loạn chuyển hoá xuất hiện khi người mẹ đang mang thai.

Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Tìm hiểu tổng quan về bệnh tiểu đường

2. Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa phức tạp và gây ra bởi những nguyên nhân không rõ ràng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, bệnh tiểu đường được hình thành từ 2 nhóm yếu tố có nguy cơ chính, bao gồm:

– Thừa hưởng gen di truyền mắc bệnh tiểu đường

– Yếu tố môi trường tác động kích hoạt gen gây bệnh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh tiểu đường có tính di truyền nhưng tỷ lệ không cao và cũng không phải yếu tố duy nhất quyết định trẻ có mắc bệnh hay không. Bởi ngoài yếu tố di truyền còn phụ thuộc vào lối sống và chế độ dinh dưỡng của trẻ.

2.1. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường di truyền tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường được chẩn đoán và phát hiện ở trước tuổi 30, chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trong các trường hợp mắc tiểu đường tuýp 1, đa số người bệnh đều thừa hưởng các yếu tố nguy cơ từ bố mẹ. Các nhà khoa học cho rằng, các yếu tố nguy cơ này diễn ra phổ biến ở người da trắng. 

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ (ADA), tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 1 như sau:

– Nếu bố của đứa trẻ mắc tiểu đường tuýp 1 thì có 1/17 khả năng di truyền từ người bố

– Nếu mẹ của đứa trẻ mắc tiểu đường tuýp 1 và sinh con trước tuổi 25 thì tỷ lệ con bị di truyền bệnh là 1/25. Nếu người mẹ sinh con sau tuổi 25 thì nguy cơ con mắc bệnh là 1/100.

– Nếu mẹ của đứa trẻ mắc bệnh trước 11 tuổi và sinh con trước tuổi 25 thì nguy cơ bị bệnh của con sẽ tăng gấp đôi là 2/25

– Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì nguy cơ mắc bệnh ở con là từ 1/10- đến 1/4.

2.2. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường di truyền tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là thể bệnh chiếm tỷ lệ người bị bệnh lớn nhất và thường khởi phát ở người cao tuổi. Ở thể bệnh này có mối liên hệ chặt chẽ với tiền sử bệnh tật của người mắc bệnh. Tuy nhiên, tiểu đường tuýp 2 cũng một phần phụ thuộc vào các yếu tố môi trường tác động. 

Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ (ADA), tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 di truyền như sau:

– Nếu người bố hoặc người mẹ mắc bệnh trước 50 tuổi, tỷ lệ con bị bệnh là 1/7.

– Nếu cả 2 bố mẹ đều mắc bệnh, tỷ lệ này lên tới 50% (½).

– Nếu người bố hoặc mẹ phát hiện bệnh sau 50 tuổi, người con có nguy cơ mắc bệnh là 1/13.

Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc tiểu đường tuýp 2 thì khó có thể khẳng định bệnh tiểu đường của bạn là do yếu tố môi trường hay do di truyền. Bởi thẻ bệnh này có liên hệ chặt chẽ với cả 2 yếu tố di truyền và môi trường sống. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 thường đến từ cả 2 yếu tố trên. 

3. Cách sàng lọc và phòng ngừa bệnh đái tháo đường

3.1. Sàng lọc bệnh đái tháo đường

Hiện nay, các xét nghiệm di truyền là phương pháp hiệu quả nhất để sàng lọc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, việc sàng lọc gen di truyền còn nhiều khó khăn và và tốn kém nên bệnh đái tháo đường chủ yếu được dự đoán thông qua các yếu tố sau:

– Tình trạng huyết áp 

– Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh đái tháo đường

– Các chỉ số khối cơ thể, đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì

– Tiền sử tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ

– Tình trạng bệnh rối loạn lipid máu

3.2. Phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Với việc phòng ngừa bệnh đái tháo đường, các chuyên gia khuyên rằng không chỉ những gia đình có người bị tiểu đường nên phòng ngừa mà tất cả mọi người đều nên chủ động phòng tránh. Trong tất cả các cách phòng bệnh thì việc xây dựng lối sống khoa học là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của bệnh.

Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Xây dựng một lối sống khoa học là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường

– Vận động, tập thể dục thể thao khoa học, thường xuyên

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn nhiều rau củ quả, kiểm soát lượng tinh bột, đạm,..

– Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, chất kích thích 

– Kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải

– Kiểm soát cảm xúc, tránh căng thẳng lo âu quá mức

– Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tiểu đường và các bệnh lý khác

Tổng kết lại, bệnh đái tháo đường có tính di truyền nhưng tỷ lệ không cao và để hình thành bệnh tiểu đường cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dù người thân trong gia đình bị bệnh tiểu đường, bạn vẫn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng lối sống lành mạnh, khoa học.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *