Ngày đăng: 16/01/2025
Tư vấn bởi:
Bệnh đái tháo đường, nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Dưới đây là Top 10 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường mà người bệnh nào cũng có thể gặp phải:
- Bệnh tim mạch
- Đột quỵ
- Bệnh suy thận do tiểu đường
- Tổn thương thần kinh
- Tổn thương mắt
- Vấn đề tiêu hóa
- Rối loạn cương dương
- Các vấn đề về da
- Nhiễm trùng
- Các vấn đề về răng miệng
Biến Chứng Tim Mạch
Đột Quỵ
Các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ ở người bệnh đái tháo đường bao gồm có thể bị liệt ở một bên mặt hoặc khắp cơ thể, tê ở mặt, cánh tay hoặc chân, không nói được, không thể nhìn được bằng cả hai mắt, hoặc chóng mặt, ngất xỉu. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ thần kinh hoặc chuyên gia về đột quỵ khác. Đọc thêm về các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và cũng lưu ý các cách để ngăn ngừa vấn đề nghiêm trọng này xảy ra với bạn.
Bệnh suy thận do đái tháo đường
Xem thêm: Tìm hiểu những nguyên nhân chính của căn bệnh đái tháo đường
Biến chứng tiểu đường – Tổn thương thần kinh
Tổn thương mắt
Người bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát đường huyết tốt sẽ dễ dàng gặp các biến chứng về mắt, cụ thể các biến chứng thường gặp như: Glôcôm (cườm nước, thiên đầu thống), đục thủy tinh thể (cườm khô), phù hoàng điểm và bệnh võng mạc không tăng sinh hay bệnh võng mạc tăng sinh,…
Để bảo vệ thị lực của bạn, những người bị bệnh đái tháo đường nên đi khám mắt ít nhất một lần một năm. Trong quá trình khám mắt, bác sĩ sẽ làm giãn đồng tử mắt của bạn để có thể nhìn thấy võng mạc và xác định xem bệnh đái tháo đường có gây tổn thương nó hay không.
Đối với người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1, nên đi kiểm tra trong vòng 2-4 năm sau khi được chẩn đoán bệnh tiểu đường, nếu người bệnh đã trên 10 tuổi. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên khám mắt lần đầu tiên sau khi được chẩn đoán.
Những người có biến chứng về mắt nên đi khám mắt thường xuyên hơn. Còn đối với phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai nên khám mắt toàn diện trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên và phải theo dõi chặt chẽ với bác sĩ trong suốt thai kỳ.
Vấn đề tiêu hóa
Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh liệt dạ dày. Đây là tình trạng các dây thần kinh của dạ dày bị tổn thương, khiến dạ dày không thể làm rỗng thức ăn một cách bình thường. Kết quả là thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu, gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết.
Một số triệu chứng của liệt dạ dày bao gồm cảm giác no lâu, buồn nôn, hoặc khó tiêu. Thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn thành nhiều bữa nhỏ hoặc chọn thực phẩm dễ tiêu, có thể giúp giảm triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm một vài xét nghiệm sau để có có các phương pháp điều trị đặc biệt để kiểm soát bệnh hiệu quả.
- Nội soi đường tiêu hóa trên
- Chuỗi GI trên
- Chụp cắt lớp dạ dày
- Viên thuốc thông minh
- Kiểm tra hơi thở làm rỗng dạ dày
Rối loạn cương dương
Một trong những biến chứng tiểu đường ở nam giới là rối loạn cương dương, do lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục không đủ. Ngoài ra, một số biến chứng thường gặp khác như viêm quy đầu và bao quy đầu, với biểu hiện thường xuyên ngứa rát, nứt ở các vùng này; xuất tinh ngược dòng do cơ ở cổ bàng quang không đóng kín, dẫn đến việc tinh dịch sẽ bị xuất ngược vào trong bàng quang.
Các vấn đề về da
Khoảng ⅓ người bệnh đái tháo đường có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến bệnh về da trong suốt cuộc đời. Nồng độ glucose cao trong máu tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển, đồng thời làm giảm khả năng tự chữa lành của cơ thể. May mắn thay, hầu hết các tình trạng về da đều có thể được ngăn ngừa và điều trị thành công nếu phát hiện sớm.
Tuy nhiên, nếu làn da không được chăm sóc đúng cách khi bạn mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, một vấn đề da nhỏ cũng có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra những hậu quả khó lường.
Hãy chăm sóc da đúng cách và kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Nhiễm trùng
Khi mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể bị suy giảm. Lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến nồng độ đường trong các mô cơ thể cũng tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm cho vết nhiễm trùng lan nhanh và rộng hơn.
Các vị trí nhiễm trùng thường gặp bao gồm:
- Bàng quang và thận: Có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Âm đạo: Thường dẫn đến các bệnh nhiễm nấm hoặc viêm nhiễm phụ khoa.
- Nướu răng: Gây viêm lợi hoặc bệnh nha chu.
- Bàn chân: Dễ bị loét và nhiễm trùng do tổn thương nhỏ không được phát hiện kịp thời.
- Da: Có thể xuất hiện các vết đỏ, viêm, hoặc nhiễm nấm.
Việc phát hiện và điều trị sớm các nhiễm trùng này là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn. Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ và trao đổi với bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Các vấn đề về răng miệng
Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng. Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, nguy cơ xảy ra các vấn đề này càng tăng. Điều này là do bệnh đái tháo đường không kiểm soát làm suy giảm chức năng của các tế bào bạch cầu – hàng rào bảo vệ chính của cơ thể trước các nhiễm trùng trong khoang miệng.
Nếu không xử lý, mảng bám tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu và thậm chí là mất răng. Hãy chú ý đến các dấu hiệu bất thường ở nướu như sưng, đau hoặc chảy máu.
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bất kể bạn có mắc bệnh đái tháo đường hay không, hãy duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày, nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng diệt khuẩn. Đừng quên đến nha sĩ thường xuyên để kiểm tra và làm sạch răng miệng, ngăn ngừa những vấn đề nghiêm trọng hơn.