Tìm hiểu những nguyên nhân chính của căn bệnh đái tháo đường

Ngày đăng: 09/01/2025

Tư vấn bởi:

5/5 - (1 bình chọn)

Cuối 2024, Việt Nam có khoảng gần 7 triệu người mắc đái tháo đường (SKĐS). Dự đoán số người mắc bệnh sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030 và tới mức 783 triệu vào năm 2045. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, khi số ca mắc mới liên tục gia tăng và độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Vậy đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh mãn tính này?

Cùng tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường ngay trong bài viết này!

Cơ chế sinh ra bệnh tiểu đường

Cơ chế sinh ra bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường được sinh ra từ đâu?

Tiểu đường được sinh ra do quá trình rối loạn chuyển hóa cacbohydrat (một nhóm dưỡng chất năng lượng). Thông thường, dạ dày và ruột sẽ tiêu hóa carbohydrate từ thức ăn thành một loại đường gọi là glucose. Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Sau khi tiêu hóa, glucose được chuyển vào máu để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để đưa glucose ra khỏi máu và vào các tế bào của cơ thể, tuyến tụy sản xuất một loại hormone gọi là insulin. 

Trong khi đó, ở tiểu đường tuýp 1, insulin vì một lý do nào đó mà số lượng sản xuất ít hoặc các tế bào tuyến tụy không thể sản xuất insulin. Sự thiếu hụt insulin dẫn đến việc glucose trong máu không được hấp thụ, từ đó xảy ra dư thừa, gây nên bệnh tiểu đường. 

tiểu đường tuýp 2, vấn đề này lại nằm ở các tế bào hấp thụ glucose. Các tế bào này tự phát sinh đề kháng với insulin, điều này khiến glucose không được hấp thụ vào tế bào, gây ra các triệu chứng tiểu nhiều, tiểu đêm, khát nước, cao huyết áp,…

Tương tự, ở tiểu đường thai kỳ, nhau thai tạo ra các kích thích tố. Các kích thích tố này khiến các tế bào đề kháng lại với insulin.

Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường vẫn chưa được hiểu đầy đủ và thường liên quan đến nhiều yếu tố. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Di truyền và yếu tố gen

Theo các nghiên cứu về di truyền trong bệnh đái tháo đường cho thấy khả năng con cái bị bệnh đái tháo đường từ cha mẹ là rất cao, có thể lên đến 75 % nếu cả cha và mẹ cùng mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, di truyền và yếu tố gen chỉ đóng vai trò là điều kiện thuận lợi, không phải là yếu tố quyết định duy nhất.

Lối sống không lành mạnh

Nhiều người nghĩ di truyền hoặc ăn uống là nguyên nhân chính gây bệnh đái tháo đường, nhưng thực tế bệnh có thể đến từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Một số yếu tố lối sống làm tăng nguy cơ đái tháo đường có thể kể đến như: 

Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 

Khiến cơ thể thiếu vitamin D, có thể gây ra tình trạng tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2. Vitamin D hỗ trợ chức năng của tuyến tụy, giúp cơ quan này hoạt động tốt và tiết đủ hormone insulin giúp đường huyết ổn định.

Nhịn ăn sáng thường xuyên

Người bỏ ăn sáng có nồng độ axit béo tự do trong máu cao hơn người ăn sáng đều đặn. Nồng độ axit tự do trong máu tăng cao làm quá trình chuyển hóa glucose gián đoạn, theo thời gian dẫn đến tình trạng kháng insulin, tăng nguy cơ đái tháo đường.

Ngồi một chỗ quá lâu, lười vận động

Người lười vận động có khả năng cao béo phì, tích tụ mỡ vùng eo, hạn chế khả năng thúc đẩy tế bào hấp thu glucose và chuyển hóa năng lượng của tuyến tụy, từ đó tăng nguy cơ đái tháo đường. 

tích tụ mỡ vùng eo
Người lười vận động có khả năng cao béo phì, tích tụ mỡ vùng eo dễ dẫn đến đái tháo đường type 2

Ngủ muộn: Nguyên nhân bệnh tiểu đường tiềm ẩn

Ngủ muộn, kéo theo chất lượng giấc ngủ không ổn định, ngủ không đủ giấc, khiến cơ thể uể oải, mất cân bằng trao đổi chất. Người thức khuya thường có xu hướng tiếp xúc nhiều ánh sáng màn hình tivi, điện thoại, laptop, ảnh hưởng xấu đến nồng độ insulin trong máu. Thức khuya cũng tăng hormone gây cảm giác đói, dễ dẫn đến thèm ăn, ăn khuya, tăng tình trạng béo phì.

Ăn đêm thường xuyên

Một trong những nguyên nhân của bệnh tiểu đường đến từ thói quen ăn uống vào ban đêm. Nồng độ melatonin (hormone gây buồn ngủ) cao ở người hay ăn đêm làm rối loạn kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài. Từ đó thay đổi đường huyết tác động đến khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy, tăng nguy cơ đái tháo đường và biến chứng bệnh.

Thường xuyên dùng đồ ăn nhanh, tinh bột, đồ ngọt

Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến việc tăng cân và mất khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Chế độ ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế và thiếu các chất dinh dưỡng như chất xơ và protein có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân bệnh tiểu đường hàng đầu
Chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân bệnh tiểu đường hàng đầu

Stress và yếu tố tâm lý

Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa năng lượng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hormone căng thẳng như cortisol có thể làm tăng lượng đường huyết trong máu. Nếu tình trạng này không được kiểm soát, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ rất cao.

Các bệnh lý khác (béo phì, tăng huyết áp)

Béo phì, đặc biệt là béo bụng, là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Chế độ ăn uống thiếu hợp lý, thiếu hoạt động thể chất và tăng cân nhanh có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, làm suy giảm khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể.

Bên cạnh đó, những người có tiền sử tăng huyết áp cũng đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, do mối liên hệ chặt chẽ giữa huyết áp cao và sự suy giảm hiệu quả sử dụng insulin.

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh tiểu đường?

Những ai dễ mắc bệnh tiểu đường
Những ai dễ mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, thậm chí ở cả những người có thể trạng gầy, tùy thuộc vào yếu tố di truyền và môi trường. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn bao gồm:

  • Những người có cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường sẽ đối mặt với nguy cơ cao hơn.
  • Những người ít vận động, thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt khi kèm theo các bệnh lý như tăng huyết áp.
  • Những người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, hoặc không duy trì hoạt động thể chất đều đặn.
  • Những người có tiền sử rối loạn đường máu lúc đói, rối loạn dung nạp glucose, huyết áp cao (trên 140/90 mmHg ở người lớn) hoặc rối loạn mỡ máu (lipid máu).
  • Những phụ nữ từng mắc tiểu đường thai kỳ hoặc có hội chứng buồng trứng đa nang cũng thuộc nhóm nguy cơ cao.

Ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em ngày càng tăng, nguyên nhân chủ yếu do lối sống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều đường và chất béo, thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống, và hạn chế vận động.

Bí quyết phòng tránh đái tháo đường tại nhà

bí quyết phòng tránh đái tháo đường
Hiểu rõ nguyên nhân đái tháo đường để biết cách phòng tránh hiệu quả

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mạn tính dễ mắc nhưng cũng không khó để phòng tránh nếu bạn duy trì một lối sống lành mạnh. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh tiểu đường được các chuyên gia y khoa khuyến nghị:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn giàu chất xơ, tăng cường các thực phẩm giàu protein, giảm đồ ăn nhanh, chế biến sẵn,…
  • Tập thể dục đều đặn: Đi bộ 30p mỗi ngày, các bài tập aerobic, nâng tạ hoặc yoga,… rất hữu ích trong việc kiểm soát đường huyết. 
  • Kiểm soát cân nặng: Giảm cân và duy trì một chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể) ở mức khỏe mạnh sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng mức độ cortisol, một hormone gây tăng đường huyết. Vì thế hãy dành thời gian cho sở thích cá nhân để giảm thiểu stress hàng ngày,…
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe: Nếu bạn có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường (ví dụ: tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, béo phì, tuổi tác), việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng.

Hiện nay, sữa công thức đang trở thành “xu hướng dinh dưỡng” đối với nhiều người bệnh tiểu đường. Bởi trong quá trình kiêng khem, điều trị, cơ thể người bệnh sẽ bị thiếu chất, mệt mỏi và không đáp ứng được sức khỏe vận động hàng ngày. Để bù lại sự thiết hụt chất đó, sữa công thức đã được ra đời và đang được nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng. Trong đó, sữa non tiểu đường Diasomalt+ đang được nhiều người dùng tin tưởng, đánh giá cao về hiệu quả, chất lượng. 

Chuyên gia khuyên người dùng nên uống 2 ly sữa Diasomalt+ mỗi ngày để bổ sung đầy đủ các nhóm chất quan trọng trong cơ thể. Từ đó người bệnh sẽ có nền tảng sức khỏe tốt hơn, đáp ứng chế độ kiêng khem và hạn chế phụ thuộc nhiều vào thuốc.

Hiểu rõ nguyên nhân bệnh tiểu đường là bước đầu tiên để phòng ngừa và kiểm soát căn bệnh này một cách hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu rủi ro mắc bệnh bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ ăn cân đối và thường xuyên vận động. Hãy hành động ngay hôm nay để giữ vững sức khỏe cho bản thân và gia đình!

PGS. TS. BS Nguyễn Thị Lâm

Tư vấn chuyên môn bài viết: PGS,TS, BS NGUYỄN THỊ LÂM

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia với hơn 33 năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng. Cô là chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam, đặc biệt nổi bật với chuyên môn sâu rộng trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng tối ưu cho người mắc bệnh tiểu đường, giúp họ cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống…

PGS. TS. BS Nguyễn Thị Lâm

Tư vấn chuyên môn bài viết: PGS,TS, BS NGUYỄN THỊ LÂM

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia với hơn 33 năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng. Cô là chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam, đặc biệt nổi bật với chuyên môn sâu rộng trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng tối ưu cho người mắc bệnh tiểu đường, giúp họ cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *