TRIỆU CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM VÀ CÁCH CHẨN ĐOÁN

5/5 - (1 bình chọn)

TOP 09 TRIỆU CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM ĐỀ PHÒNG TUÝP 1; 2

Bệnh tiểu đường đã trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Việc nhận biết sớm các triệu chứng tiểu đường là vô cùng quan trọng để có thể điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biểu hiện tiểu đường và biến chứng nguy hiểm. 

Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nhận ra những dấu hiệu ban đầu của bệnh, dẫn đến tình trạng tiểu đường không được kiểm soát hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các triệu chứng tiểu đường loại 1, triệu chứng tiểu đường loại 2tiểu đường thai kỳ, giúp bạn nâng cao nhận thức và bảo vệ sức khỏe của mình cũng như những người thân yêu. Hãy cùng khám phá để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách nhận diện các dấu hiệu sớm nhất.

  1. TỔNG QUÁT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

1.1 Tiểu đường và tiền tiểu đường là gì? 

  • Định nghĩa 

Theo thông tin từ “Tổ chức Y tế thế giới – WHO”, Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ Insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả Insulin mà nó sản xuất.

Tiền tiểu đường là giai đoạn chuyển tiếp giữa bình thường và bệnh tiểu đường tuýp 2, khi mức đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán là tiểu đường. Đây là dấu hiệu cảnh báo quan trọng cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề với việc điều hòa lượng đường trong máu và có nguy cơ cao phát triển thành tiểu đường tuýp 2

Insulin là một loại hóc-môn điều chỉnh lượng đường trong máu. Tiểu đường xảy ra khi lượng đường có trong máu vượt quá ngưỡng cho phép mà Insulin không thể sản xuất kịp để điều chỉnh hoặc cơ thể chống lại Insulin. Khi đường huyết liên tục tăng cao trong nhiều ngày sẽ gây tổn thương đến cơ thể, đặc biệt hơn là hệ thần kinh và mạch máu. 

  • Tầm quan trọng của việc nhận biết sớm các triệu chứng tiểu đường

Việc nhận biết sớm sự xuất hiện của tiểu đường trong cơ thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quản lý và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng con người. 

Một số lý do giải thích cho tầm quan trọng của việc nhận biết sớm các triệu chứng tiểu đường

  • Ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng: Bệnh tim mạch, đột quỵ, xơ vữa động mạch, các vấn đề về huyết áp… 
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống: Nhận biết các triệu chứng tiểu đường giúp người bệnh kiểm soát đường huyết hiệu quả, giảm các triệu chứng gây khó chịu ảnh hưởng cuộc sống như mệt mỏi khát nước, đi tiểu nhiều 
  • Giảm chi phí y tế: Việc phát hiện và điều trị sớm tiểu đường giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, giảm nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế đắt đỏ. Điều trị sớm thường ít tốn kém hơn so với điều trị các biến chứng của tiểu đường, giúp giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh và gia đình. 

1.2. Các loại tiểu đường thường gặp

  • Tiểu đường tuýp 1 (type 1) 

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 đều bị hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào trong tuyến tụy –  nơi sản xuất insulin. Dẫn đến kết quả là tuyến tụy ngừng sản xuất insulin. Khi không có insulin, glucose không thể đi vào tế bào, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Người mắc bệnh tiểu đường loại 1 cần phải dùng insulin hàng ngày để duy trì sự sống.

  • Tiểu đường tuýp 2 (type 2)

Không giống như những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể tự sản xuất insulin. Tuy nhiên, insulin do tuyến tụy tiết ra không đủ hoặc cơ thể kháng lại insulin. Khi không có đủ insulin hoặc insulin không được sử dụng đúng mục đích, glucose không thể đi vào các tế bào của cơ thể.

 Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất, thường phát triển ở người lớn, nhưng ngày càng nhiều trẻ em và thanh thiếu niên cũng mắc phải do tỷ lệ béo phì và lối sống ít vận động tăng cao. 

  • Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao trong thời kỳ mang thai ở những phụ nữ trước đó không có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Thông thường, tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở giai đoạn giữa hoặc cuối của thai kỳ và thường biến mất sau khi sinh. 

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc khi các tế bào trở nên kháng insulin trong suốt thời kỳ mang thai. Hormone do nhau thai sản xuất có thể gây cản trở hoạt động của insulin, làm tăng lượng đường trong máu.

 

  1. TRIỆU CHỨNG CHUNG CỦA TIỂU ĐƯỜNG
  • Khát nước nhiều, liên tục

Một trong những triệu chứng tiểu đường loại 1 và loại 2 đầu tiên của mà nhiều người gặp phải là cảm giác khát nước không ngừng. Điều này là do cơ thể cố gắng đào thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu, dẫn đến mất nước và gây khát.

  • Đi tiểu nhiều, thường xuyên, hay tiểu đêm 

Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm, là một biểu hiện tiểu đường khác. Lượng đường dư thừa trong máu được thận lọc ra và đào thải qua đường tiểu, dẫn đến việc đi tiểu nhiều hơn.

  • Giảm cân nhanh, sụt cân nghiêm trọng

Sụt cân nhanh chóng mà không có lý do rõ ràng có thể là dấu hiệu tiểu đường loại 1. Cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, nên bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để bù đắp.

  • Nồng độ Ketones cao khi xét nghiệm

Ketone là các hóa chất được tạo ra khi cơ thể phân hủy chất béo để sử dụng làm năng lượng. Điều này thường xảy ra ở triệu chứng tiểu đường loại 1 khi cơ thể không có đủ glucose để sử dụng làm năng lượng, chẳng hạn như trong trường hợp thiếu insulin ở người mắc bệnh tiểu đường. Chỉ số ketone có thể được kiểm tra qua máu hoặc nước tiểu.

  • Ý nghĩa của chỉ số Ketone: 
  • Mức bình thường: Không có hoặc có rất ít ketone trong máu hoặc nước tiểu.
  • Mức ketone thấp đến trung bình: Có thể dao động từ 0,6 đến 1,5 mmol/L trong máu. Đây là dấu hiệu cơ thể bắt đầu chuyển hóa chất béo do thiếu hụt insulin.
  • Mức ketone cao: Từ 1,6 đến 3,0 mmol/L trong máu. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ phát triển nhiễm toan ceton.
  • Mức ketone rất cao: Trên 3,0 mmol/L trong máu. Đây là mức nguy hiểm và cần được điều trị y tế ngay lập tức.
  • Cảm thấy mệt mỏi và đề kháng yếu

Thiếu năng lượng do cơ thể không sử dụng được glucose hiệu quả dẫn đến cảm giác mệt mỏi và suy nhược. Đây là triệu chứng tiểu đường loại 1 và loại 2.

  • Thị lực kém hẳn, tầm nhìn mờ  

Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể ảnh hưởng, tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong mắt, gây ra hiện tượng mờ mắt. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến mất thị lực hoàn toàn. 

  • Các vết loét chậm lành 

Đường huyết tăng cao trong thời gian dài gây nên tình trạng chèn ép, làm tổn thương các mạch máu gây nên tê bì tay chân, mất cảm giác. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch bị suy yếu khiến các vết xước, lở loét chậm lành. Trong thời gian dài, người bệnh không phát hiện ra các vết thương do không có cảm giác, dẫn đến vết lở loét ngày ngày nặng. 

  • Bị nhiễm trùng: Nước, da, âm đạo

Người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu và mức đường huyết cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển

  • Đối với nướu: Mức đường huyết cao làm gia tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn trong khoang miệng gây nên nướu sưng đỏ, dễ chảy máu, hôi miệng, răng dễ lung lay, nướu tụt xuống, đau khi nhai 
  • Nhiễm trùng da: Lượng đường trong máu tăng cao gây tổn thương các mạch máu và làm giảm khả năng lành vết thương. Hệ miễn dịch bị suy giảm dẫn đến hạn chế khả năng phòng chống vi khuẩn và nấm trên da. 
  • Âm đạo: Lượng đường trong máu cao tạo môi trường thuận lợi cho nấm Candida phát triển, hệ miễn dịch yếu làm giảm khả năng chống lại nấm gây nên ngứa ngáy khó chịu, dịch tiết dày, trắng, vón cục, cảm thấy đau rát khi đi tiểu hoặc quan hệ và sưng đỏ vùng âm đạo. Triệu chứng chung của tiểu đường
  1. CÁC TRIỆU CHỨNG CỤ THỂ CỦA TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1
  • Các biểu hiện tiểu đường khởi phát nhanh chóng

Giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường loại 1, người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Chỉ đến khi số lượng các tế bào sản xuất insulin bị ảnh hưởng đủ đến mức bắt đầu gây ảnh hưởng đến lượng insulin được sản xuất. Khi lượng insulin thấp dẫn tới lượng đường trong máu tăng và các triệu chứng của bệnh tiểu đường bắt đầu xảy ra. Một trong những triệu chứng tiểu đường loại 1 phổ biến nhất là “Giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân”, mặc dù ăn rất nhiều và thường xuyên cảm thấy đói và hay bị “Nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu” hoặc âm đạo. 

  • Buồn nôn và dễ nôn

Buồn nôn còn là biểu hiện phổ biến của tiểu đường loại 1. Khi tiểu đường xuất hiện, cơ thể sản sinh không đủ insulin và dẫn tới tế bào thiếu hụt đường để phát triển, từ đó lượng Ceton tăng lên trong máu và nước tiểu. Chứng nhiễm Ceton này là lí do gây tình trạng buồn nôn ở người bị tiểu đường. 

  1. TRIỆU CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG CỦA TUÝP 2
  • Triệu chứng khởi phát chậm 

Triệu chứng tiểu đường loại 2 thường khởi phát từ từ, đa phần là tình cờ phát hiện, hoặc bệnh nhân có thể đi khám vì một số triệu chứng như: 

  • Uống nhiều (hay khát nước)
  • Tiểu nhiều (do đường trong nước tiểu cao, gây lợi niệu thẩm thấu)
  • Gầy nhiều (gầy sút cân): bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thường có thể trạng béo, nhưng khi có triệu chứng tăng đường huyết không kiểm soát, hoặc tiểu đường mới phát hiện, họ có thể có giai đoạn sụt cân không rõ lí do, ngoài ý muốn.
  • Da tối màu ở một số vùng cơ thể 

Đây là dấu hiệu của kháng insulin, những mảng da tối màu, đặc biệt là ở các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn sẽ xuất hiện trên cơ thể.

  • Ngứa ra hoặc tê ở tay chân

Người bệnh sẽ có cảm giác kiến ​​bò hoặc tê ở tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân. Đây là một dấu hiệu thần kinh của bệnh tiểu đường, nhẹ có thể tê bì thoáng qua, nhưng khi đã sưng, đau là dấu hiệu tổn thương thần kinh nặng.

  1. TIỂU ĐƯỜNG THAI KÌ 
  • Không có triệu chứng rõ rệt

Triệu chứng tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào, đôi khi khó phát hiện. Tuy nhiên, phụ nữ có thai thường trải qua những biểu hiện như: 

  • Khát nước thường xuyên 
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường do tăng lượng đường trong nước tiểu 
  • Cảm giác luôn khô và khó chịu ở miệng
  • Mệt mỏi dù không có hoạt động vất vả  
  • Khám thai định kỳ để phát hiện

Do tiểu đường thai kỳ không có biểu hiện cụ thể để phân biệt, cho nên cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ song song với khám thai định kỳ. 

  • Nếu người mẹ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm tiểu đường nên được thực hiện ngay khi chẩn đoán có thai 
  • Nếu người mẹ có nguy cơ từ trung bình đến thấp, xét nghiệm nên thực hiện vào khoảng tuần 24 đến 28 của thai kỳ. 
  1. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ

6.1. Nguyên nhân gây tiểu đường

  • Yếu tố di truyền 

Bệnh tiểu đường, bao gồm cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Các yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, nhưng chúng cũng tương tác với các yếu tố môi trường và lối sống để ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh 

  • Tiểu đường tuýp 1: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tiểu đường tuýp 1 khi Gen HLA (Human Leukocyte Antigen) –  Các biến thể trong các gen HLA có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1. Những biến thể này ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và khả năng nhận diện và tấn công các tế bào beta của cơ thể
  • Tiểu đường tuýp 2: Gen liên quan đến chuyển hóa glucose và insulin –  Có nhiều gen khác nhau đã được xác định là có liên quan đến tiểu đường tuýp 2, bao gồm các gen ảnh hưởng đến sự sản xuất và hoạt động của insulin.
  • Lối sống và chế độ ăn uống

Bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2, thường liên quan mật thiết đến lối sống và chế độ ăn uống. Những thói quen không lành mạnh trong lối sống và ăn uống có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này. Dưới đây là các yếu tố lối sống và chế độ ăn uống dễ gây tiểu đường 

  • Lối sống ít vận động: Người ít vận động hoặc có lối sống tĩnh tại (ngồi nhiều, ít vận động) có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2. Thiếu hoạt động thể chất làm giảm khả năng cơ thể sử dụng insulin hiệu quả. Những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều giờ mỗi ngày cũng có nguy cơ cao hơn.
  • Chế độ ăn uống: Thức ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn, tiêu thụ nhiều đường và carbohydrate tinh chế, ăn ít chất xơ và uống nhiều nước ngọt là các tác nhân gây ra béo phì, đề kháng insulin, tăng khả năng chuyển hóa tiểu đường tuýp 2. 

6.2. Yếu tố nguy cơ 

  • Thừa cân hoặc béo phì 

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thừa trong cơ thể, đặc biệt là vùng bụng. Người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2. Béo phì làm tăng đề kháng insulin khiến cơ thể khó hấp thu đường, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc rất dễ mắc phải những bệnh lý liên quan đến hội chứng chuyển hóa bao gồm béo trung tâm, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp hay rối loạn dung nạp đường glucose. 

Cụ thể khi người bệnh không thường xuyên hoạt động, tình trạng tích lũy mỡ thừa và không đốt được lượng năng lượng dư thừa nạp vào từ thức ăn thì tình trạng đái tháo đường type 2 từ đó cũng gia tăng theo.

  • Lười vận động

Vận động giúp ngăn và điều tiết nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 đến 58%. Vận động thường xuyên giúp cải thiện hàm lượng glucose trong cơ thể, tác động tích cực đến lượng lipid, huyết áp và chất lượng sống. Khi không thường xuyên tập thể dục, cơ thể khoong sử dụng đường trong máu hiệu quả dẫn đến đường huyết gia tăng. 

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường

Tiền sử sức khỏe gia đình có thể xác định những người có nguy cơ mắc các rối loạn thông thường cao hơn bình thường, chẳng hạn như bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ, một số bệnh ung thư và bệnh tiểu đường loại 2. Những rối loạn phức tạp này bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của các yếu tố di truyền, điều kiện môi trường và lối sống.

Nguy cơ của tiểu đường

  1. CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG

7.1. Các xét nghiệm chẩn đoán 

  • Xét nghiệm tiểu đường lúc đói 

Đây là phương pháp đo chỉ số lúc sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Theo các chuyên gia, đây là thời điểm lý tưởng do lượng đường trong máu giảm, cơ thể chưa chuyển hoá và cung cấp năng lượng, nếu thực hiện đo mà lượng đường vẫn còn cao, chứng tỏ sự điều hòa Glucose trong máu không đạt hiệu quả.

→ Xét nghiệm thực hiện 02 lần liên tiếp, ý nghĩa của các chỉ số như sau: 

  • Thấp hơn 5.6 mmol/L thì mức Glucose trong máu bình thường
  • Nếu chỉ số đạt mức từ 5.6 mmol/L đến 6.9 mmol/L thì bạn đang ở mức tiền tiểu đường. 
  • Nếu chỉ số bắt đầu từ 7 mmol/L trở lên, thì bạn đang mắc bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm HbA1C (A1C) 

Là xét nghiệm đo lượng đường trong Hemoglobin, một loại Protein vận chuyển oxi trong hồng cầu. A1C là thông số phản ánh lượng đường trong máu trong vòng 3 tháng gần nhất, đánh giá lượng đường gắn kết vào hồng cầu. Xét nghiệm này không yêu cầu phải nhịn ăn, đây là một loại xét nghiệm quan trọng để theo dõi và chẩn đoán tiểu đường tuýp 2. 

→ Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm HbA1C

  •  Thấp hơn 5.6%  thì mức Glucose trong máu bình thường
  • Nếu chỉ số đạt mức từ 5.6% đến 6.4% thì bạn đang ở mức tiền tiểu đường. 
  • Nếu chỉ số bắt đầu từ 6.5%  trở lên, thì bạn đang mắc bệnh tiểu đường. 
  • Xét nghiệm dung nạp Glucose

Phương pháp này được thực hiện phổ biến , chi phí thấp, được chẩn đoán vào 2 – 3 thời điểm bao gồm: Sau khi nhịn ăn 8 tiếng, 1 giờ sau khi uống nước đường và 2 giờ sau khi uống nước đường. Việc uống nước đường sẽ đánh giá được sự chuyển hoá của Glucose trong cơ thể. 

→ Ý nghĩa của các chỉ số dung nạp Glucose như sau: 

  • Thấp hơn 7.8 mmol/L thì mức Glucose trong máu bình thường
  • Nếu chỉ số đạt mức từ 7.8 mmol/L đến 11 mmol/L thì bạn đang ở mức tiền tiểu đường. 
  • Nếu chỉ số bắt đầu từ 11.1 mmol/L trở lên, thì bạn đang mắc bệnh tiểu đường. 

7.2. Khi nào nên đi khám bác sỹ

  • Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ: 

Khi cơ thể bắt đầu xuất hiện những triệu chứng tiểu đường không thể kiểm soát như: 

  • Luôn cảm thấy đói và mệt mỏi 
  • Đi tiểu nhiều lần và hay tiểu đêm 
  • Liên tục khát nước 
  • Khô miệng, ngứa da
  • Mắt có dấu hiệu nhìn mờ 
  • Xuống cân nhanh chóng không kiểm soát 
  • Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các biến chứng về sức khoẻ tiềm ẩn bên trong cơ thể, bên cạnh việc phát hiện ra tiểu đường sớm để có các phương pháp và lộ trình điều trị phù hợp, mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà tiểu đường mang lại như tim mạch, đột quỵ, mỡ máu và huyết áp 

 

  1. PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT TIỂU ĐƯỜNG

8.1. Thay đổi lối sống 

  • Chế độ ăn uống lành mạnh 
  • Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hoà, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga. 
  • Chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ 
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Thực hiện các bài tập thể chất đều đặn
  • Đi bộ, chạy bộ, bơi lội là những môn tiêu hao calo lớn, luôn duy trì lối sống năng động 
  • Kiểm soát cân nặng để hỗ trợ quản lý đường huyết 

8.2. Sử dụng thuốc và Insulin theo chỉ định 

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ, thuốc uống giúp kiểm soát đường huyết bằng cách tăng cường hoạt động của Insulin hoặc giảm sản sinh đường trong gan 

Uống thuốc đúng giờ và đúng liều, tiêm insulin theo chỉ định của bác sỹ và thường xuyên theo dõi đường huyết. 

 

  1. CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ TRIỆU CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG 

9.1. Triệu chứng tiểu đường có khác nhau ở nam và nữ không?

Trả lời: Cả nam và nữ đều có triệu chứng chung như khát nước, tiểu nhiều, đói liên tục và giảm cân không rõ nguyên nhân. Riêng đối với nữa sẽ có các đặc trưng khác như: Nhiễm nấm âm đạo, rối loạn chức năng tình dục nữ, nhiễm trùng tiết niệu…

 

9.2. Triệu chứng tiểu đường ở trẻ em là gì?

→ Trả lời: Ở trẻ em có các triệu chứng tương tự như người lớn. Cần được thực hiện các xét nghiệm khi xuất hiện mắt mờ,  mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy đói

 

9.3. Làm sao phân biệt tiểu đường loại 1 và loại 2 dựa trên triệu chứng?

→ Trả lời: Dựa theo độ tuổi phát bệnh, thời gian phát bệnh nhanh hay chậm. Thông thường triệu chứng tiểu đường loại 1  thường đến nhanh chóng, rầm rộ, và độ tuổi thanh thiếu niên hoặc dưới 30, thể trạng gầy. Đối với tuýp 2, triệu chứng tiểu đường thường âm thầm, chậm và không rõ triệu chứng. Xuất hiện ở người quá 30 tuổi, phát hiện qua khám sức khoẻ định kỳ. 

 

9.4. Có cách nào tự kiểm tra triệu chứng tiểu đường tại nhà không?

→ Trả lời: Nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc tiểu đường, có thể thực hiện kiểm tra tại nhà qua các dụng cụ đo đường huyết để theo dõi hằng ngày, cần được tham khảo qua ý kiến bác sỹ để có kết quả đo chính xác. 

 

9.5. Thực phẩm dành cho người tiểu đường 

→ Trả lời: Ngoài các loại thực phẩm lành mạnh sử dụng hằng ngày trong các bữa ăn. còn có các loại thực phẩm hỗ trợ khác như sữa cho người tiểu đường. 

 Sử dụng công nghệ tiên tiến tách đường Crominex 3+ từ Hoa Kỳ, sữa tách đường Diasomalt+ hỗ trợ tối đa trong việc ổn định đường huyết về chỉ số an toàn, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Áp dụng loại đường chuyên biệt  Isomalt năng lượng thấp (2 kcal/g) chiết xuất từ củ cải đường giúp hấp thụ chậm đường chuyển hoá, kết hợp cùng chất xơ Inulin và 24 loại Vitamin, khoáng chất kết hợp sẽ hỗ trợ bảo vệ toàn vẹn sức khoẻ người tiêu dùng. 

Sữa tách đường Diasomalt+ sẽ trở thành người bạn đồng hành uy tín trong suốt chặng đường bảo vệ sức khoẻ, ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như Huyết áp, đột quỵ, các bệnh tim mạch và mỡ máu. 

Thực phẩm dành cho người tiểu đường

 

KẾT LUẬN 

Việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh tiểu đường là cực kỳ quan trọng, giúp người bệnh có thể điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Khuyến khích người đọc thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và phát hiện sớm các triệu chứng của tiểu đường. 

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào và đừng ngần ngại chia sẻ bài viết này để nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh tiểu đường. Nhận thức và hành động sớm có thể cứu sống và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhiều người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *