Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng đường huyết tăng cao trong thời gian mang thai ở phụ nữ. Thể bệnh này có thể gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn và biến chứng nguy hiểm ở cả mẹ và bé. Vì vậy, không ít mẹ bầu tiểu đường thường xuyên lo lắng và hoang mang không biết làm sao để có thể cải thiện bệnh. Dưới đây là một số cách hạ đường huyết cho bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ giúp kiểm soát chỉ số đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
1. Tình trạng tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết của phụ nữ xuất hiện lần đầu tiên khi họ mang thai. Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở 2-10% số phụ nữ mang bầu và thường xuất hiện ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Những phụ nữ nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ thường có những đặc điểm sau:
- Phụ nữ trên 25 tuổi
- Thừa cân, béo phì
- Tiền sử gia đình bị đái tháo đường
- Bản thân đã bị tiểu đường ở thai kỳ trước đó
- Từng sinh con ≥ 4kg hoặc thai lưu, sinh con dị tật
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường có dấu hiệu không rõ ràng, chủ yếu phát hiện bệnh khi xét nghiệm máu. Bệnh lý này được đánh giá là rất nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đối với người mẹ, có thể gây ra các biến chứng như tăng huyết áp, nhiễm trùng, băng huyết, tiền sản giật, nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 sau sinh. Còn đối với thai nhi, gây nguy cơ chậm phát triển, thai quá cỡ hay bị dị tật bẩm sinh về hệ tiết niệu, thần kinh, hô hấp và tim mạch.
Xem thêm:
- TOP 10 BỆNH GÂY TỬ VONG HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI 2024
- Những gì chúng ta ăn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất
2. Cách hạ đường huyết cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Lượng glucose trong máu cao hơn mức bình thường của mẹ bầu tiểu đường chính là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng tiêu cực ở mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu tiểu đường cần biết cách kiểm soát lượng đường trong máu, hạ đường huyết bằng chế độ dinh dưỡng và vận động.
2.1. Hạ đường huyết bằng chế độ dinh dưỡng
Có thể nói, chế độ dinh dưỡng chính là chìa khóa quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh đái tháo đường cũng như kiểm soát chỉ số đường huyết cho người bệnh. Đối với mẹ bầu tiểu đường, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Mỗi bữa không nên ăn quá no và khoảng cách giữa các bữa cũng không nên quá cách xa. Điều này sẽ giúp người mẹ tránh tình trạng đường huyết bị hạ quá thấp trước khi ăn và tăng quá cao sau khi dùng bữa.
Mẹ bầu tiểu đường nên bổ sung các thực phẩm như thịt nạc, cá, đậu hũ, sữa không béo, không đường và các thực phẩm ít gây tăng đường huyết như gạo lứt, rau xanh. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cân bằng lượng đường trong máu. Mẹ bầu cũng nên giảm các đồ ăn vặt như bánh kẹo, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào,… thay vào đó là những thực phẩm lành mạnh như trái cây ít ngọt hay sữa dinh dưỡng chuyên biệt.
Đây là loại sữa chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho phụ nữ tiểu đường thai kỳ như canxi, photpho, vitamin D,… hay protein, axit amin, axit béo,… giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển ổn định. Lưu ý, nên chọn những loại sữa dinh dưỡng có đầy đủ các tiêu chí: chỉ số đường huyết thấp, ít chất béo hoặc không có chất béo, sử dụng hệ bột đường chuyên biệt để hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
Với công thức sữa tách béo cùng chỉ số đường huyết GI thấp (GI < 55), Diasomalt là một trong số ít sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chọn sữa trên và đã được chứng minh hoàn toàn lành tính, phù hợp với sức khỏe bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Sản phẩm sở hữu hệ bột đường Isomalt hấp thu chậm cùng công nghệ Crominex 3+ chiết xuất me rừng giúp hạ đường huyết hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Ngoài ra, sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt Diasomalt còn bổ sung hàm lượng giàu canxi, vitamin D3 giúp người mẹ giảm tình trạng thiếu hụt canxi khi mang thai. Cùng hệ 40 dưỡng chất cần thiết được bổ sung, vừa giúp phụ nữ tiểu đường thai kỳ kiểm soát chỉ số đường huyết, vừa mang đến một bữa ăn phụ đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
2.2. Hạ đường huyết bằng vận động thể chất
Vận động thể chất là một hoạt động vô cùng cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Việc luyện tập đúng và đủ giúp mẹ bầu tiểu đường kiểm soát đường huyết, kiểm soát cân nặng hiệu quả và cải thiện khả năng chịu đựng của cơ thể. Một số bài tập vận động phù hợp gồm:
- Đi bộ: đây là cách hạ đường huyết cho bà bầu rất hiệu quả, vừa giúp cơ săn chắc, bảo vệ tim mạch lại vừa giúp tử cung co bóp dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó còn giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn, giảm táo bón và kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, chỉ nên luyện tập ở mức vừa phải, không nên quá gắng sức đi bộ khi cơ thể đang mệt mỏi.
- Bơi lội: Hoạt động bơi lội rất tốt đối với mẹ đầu đang bị tiểu đường thai kỳ. Bơi lội giúp giảm lượng đường huyết thông qua việc tiêu hao năng lượng dư thừa. Ngoài ra, nó còn giúp hoạt động của phổi tốt hơn, điều chỉnh vị trí thai nhi để có thể sinh con dễ dàng hơn. Đặc biệt, hoạt động này còn giúp mẹ bầu giảm tình trạng đau lưng, thúc đẩy lưu thông máu, ngăn ngừa phù chân, táo bón.
- Yoga: Các bài tập yoga rất tốt cho hệ hô hấp của mẹ bầu, nó giúp cung cấp lượng oxy dồi dào, đồng thời đào thải cacbonic, hạ đường huyết và giải tỏa căng thẳng cũng như tăng cường độ dẻo dai cho cơ thể.
2.3. Hạ đường huyết bằng cách theo dõi đường huyết thường xuyên và sử dụng thuốc
Thường xuyên theo dõi đường huyết cũng là một trong những cách hạ đường huyết cho bà bầu tiểu đường thai kỳ hiệu quả. Mẹ bầu nên tái khám và xét nghiệm máu định kỳ để bác sĩ có cơ sở hướng dẫn, điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động cho phù hợp.
Trong trường hợp mẹ bầu đã kết hợp chế độ dinh dưỡng cùng với chế độ vận động mà vẫn không thể kiểm soát đường huyết, thì lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc Insulin. Quá trình mẹ bầu sử dụng Insulin cần được theo dõi chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ gây hạ đường huyết ở mẹ bầu tiểu đường.
Trên đây là những cách hạ đường huyết cho bà bầu tiểu đường tham khảo. Hy vọng những thông tin mà Diasomalt đã đề cập sẽ góp phần trong hành trình kiểm soát đường huyết cho mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ được hiệu quả hơn.